Trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch Semicon


  • ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN ĐỂ TRUY CẬP NHIỀU TÀI LIỆU HƠN!
  • Đăng ký
    *
    *
    *
    *
    *
    Fields marked with an asterisk (*) are required.
semicon_lab.jpg

Buổi ra mắt chip vi mạch SG8V1 của ICDREC

Buổi ra mắt chip vi mạch SG8V1 của ICDREC

 

   Dự án chip vi mạch SG8V1 của Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo thiết kế vi mạch đã ứng dụng được trên 30 dòng sản phẩm ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Chip SG8V1 dự kiến sẽ tiêu thụ ở thị trường nội địa với sản lượng 150.000 cái/năm trong năm 2014.

 
Buổi ra mắt chip vi mạch SG8V1 của ICDREC
Buổi ra mắt chip vi mạch SG8V1 của Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo thiết kế vi mạch Ảnh: Đại học Quốc gia TPHCM.
 
Đầu tuần này, tại một buổi làm việc về các dự án nghiên cứu, phát triển sản phẩm vi mạch tại TPHCM, ông Ngô Đức Hoàng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM cho biết, chip vi mạch SG8V1 đã được áp dụng trên 30 sản phẩm thương mại. Mẫu chip vi mạch này đang được áp dụng trên các thiết bị giám sát hành trình; hộp đen gắn trên xe máy; giám sát hàng hoá…
 
Buổi ra mắt chip vi mạch SG8V1 của ICDREC
 
Dự án sản xuất thử nghiệm chip SG8V1 cũng mới vừa hoàn thành vào cuối năm 2013 và đang bắt đầu chuyển qua giai đoạn thương mại hoá từ đầu năm 2014. Theo kế hoạch dự kiến của ICDREC thì trong năm 2014 có thể sản xuất được 150.000 sản phẩm chip SG8V1 dành cho thị trường nội địa.

Theo khảo sát thị trường của ICDREC, giá bình quân trên thị trường của sản phẩm chip 8 bit của nước ngoài hiện vào khoảng 75.000 đồng/cái cho lô hàng 5.000 chip. Còn chip SG8V1 do ICDREC nghiên cứu, phát triển bán ra thị trường với giá 40 ngàn đồng/cái cho lô hàng từ một ngàn cái trở lên.

Khi đưa ra thị trường, chip SG8V1 có thể đáp ứng nhu cầu 30.000 chip/năm đối với các thiết bị giám sát hành trình ôtô-xe máy tại Việt Nam. Ngoài ra, các lĩnh vực khác như ngành điện lực, thiết bị điện dân dụng, vận tải hàng hoá… sẽ có nhu cầu sử dụng chip 8 bit vào khoảng một triệu chip/năm. Đây là một cơ hội để chip vi mạch made in Việt Nam đẩy mạnh sản lượng bán ra thị trường.

Hiện tại, UBND TPHCM sẽ tiếp tục đặt hàng với các nhà khoa học, các trung tâm nghiên cứu về sản phẩm vi mạch… (trong đó có ICDREC) thực hiện dự án mới về vi mạch trong năm 2014-2015. Đồng thời, TPHCM cũng đang hướng tới kế hoạch xây dựng nhà máy chế tạo vi mạch đầu tiên ở Việt Nam có vốn đầu tư khoảng 300 triệu đô la Mỹ.

Từ nay cho đến năm 2020, TPHCM tập trung vào công tác nghiên cứu và phát triển bốn lĩnh vực công nghệ: Công nghệ thông tin và truyền thông, Công nghệ sinh học, Phát triển sản phẩm hóa dược và dược liệu trong nước, Công nghệ nano và vật liệu mới, Phát triển năng lượng mới. Đặc biệt, TPHCM cũng tập trung cho lĩnh vực công nghệ cao như “Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch TPHCM” với mục tiêu đạt 100–150 triệu đô la Mỹ vào năm 2017.

Nguồn TBKTSG Online

 

 

Latest IC Design Articles

Related Articles

Most Read IC Design Articles

Chat Zalo