Trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch Semicon


  • ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN ĐỂ TRUY CẬP NHIỀU TÀI LIỆU HƠN!
  • Đăng ký
    *
    *
    *
    *
    *
    Fields marked with an asterisk (*) are required.
wafer.jpg

Việt - Nhật tăng hợp tác phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn

Việt - Nhật tăng hợp tác phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn

Vi Mạch được xem là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử, ngành công nghiệp vi mạch tạo ra vi mạch đang được Việt Nam đẩy mạnh, hợp tác với thị trường Thế Giới.

Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn và điện tử Kyushu (SIIQ), Cục Kinh tế - Thương mại - Công nghiệp Kyushu (KETI), Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Kyushu (KERC) cùng một số DN Nhật Bản vừa có buổi làm việc tại Khu công nghệ cao (CNC) TP.HCM và Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) nhằm đẩy mạnh hợp tác phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn tại TP.HCM.

Được coi là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử, ngành công nghiệp vi mạch tạo ra vi mạch và các linh kiện điện tử bán dẫn khác dùng để sản xuất ra các sản phẩm điện tử. Sự thành công của ngành công nghiệp vi mạch là “giá đỡ” cho sự thành công của toàn thể ngành công nghiệp điện tử. Với vai trò quan trọng đó, thời gian qua, Chính phủ đã xem vi mạch là sản phẩm trọng điểm quốc gia thông qua các chương trình đổi mới công nghệ và phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020... Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, công nghiệp vi mạch vẫn được coi là một trong những lĩnh vực còn rất mới mẻ tại Việt Nam và cần nhiều sự trợ giúp của các quốc gia có ngành công nghiệp vi mạch phát triển, trong đó có Nhật Bản.
Để thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực đầy tiềm năng này, một phái đoàn DN Nhật Bản vừa có buổi thăm quan và làm việctại Khu CNC TP.HCM và ICDREC. Tại các buổi tham quan và làm việc, phái đoàn DN Nhật Bản đã đánh giá cao những thành quả mà ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn của TP.HCM đã đạt được trong thời gian qua, cũng như đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp có trình độ cao và cơ sở vật chất hiện đại của ngành. Bên cạnh đó, các DN Nhật Bản cũng bày tỏ sự quan tâm đến môi trường đầu tư, quy trình đầu tư và các chính sách ưu đãi đặc thù cho các dự án CNC ở Khu CNC TP.HCM - một địa chỉ thu hút CNC hàng đầu của Việt Nam.
Ông Daisuke Yoshimitsu, thành viên Hiệp hội Bán dẫn và điện tử Kyushu, Trưởng đoàn DN Nhật Bản cho biết, Việt Nam là một thị trường rất tiềm năng và cần phải đẩy mạnh đầu tư khai thác nhiều trong thời gian tới. “Để có một ngành công nghiệp vi mạch căn bản như Nhật Bản bây giờ, Việt Nam phải mất một khoảng thời gian lâu dài, từ 40-50 năm chứ không phải một sớm một chiều. Nhật Bản cũng mong muốn có sự hợp tác đôi bên giữa DN hai nước để phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn tại Việt Nam. Nhật Bản cam kết sẽ hỗ trợ toàn diện cho phía Việt Nam trong việc xây dựng những nhà máy, khu công nghệ về lĩnh vực này”, ông Daisuke Yoshimitsu khẳng định.
DN hai bên đã gặp gỡ, trao đổi thông tin để đẩy mạnh các chương trình hợp tác đào tạo nhân lực phục vụ việc thiết kế và sản xuất vi mạch. Các DN Nhật Bản cho biết, hiện Nhật Bản cung cấp rất nhiều thiết bị cũng như chương trình đào tạo cho ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn…. Do đó, hợp tác đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp này cũng là một trong những hướng hợp tác mà DN Nhật Bản mong muốn được đẩy mạnh trong thời gian tới.
Về vấn đề này, ông Ngô Đức Hoàng - Giám đốc ICDREC cho hay, TP.HCM đang có các dự án phát triển sản xuất và thiết kế vi mạch nên phải có một lượng nhân lực sẵn sàng khi các dự án này chính thức được triển khai. Với kinh nghiệm nhiều năm phát triển của các tổ chức bán dẫn và DN Nhật Bản, ông Hoàng kiến nghị phía Nhật xem xét cùng hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho ICDREC cũng như cùng hợp tác trong việc xây dựng Nhà thiết kế (Design House).

Theo ông Hoàng, sau thành công của sự kiện Hội nghị cấp cao về chiến lược phát triển công nghệ bán dẫn (Vietnam Semiconductor Strategy Summit) do Hiệp hội quốc tế về thiết bị và vật liệu bán dẫn (SEMI) phối hợp với Hội Công nghệ vi mạch bán dẫn TP.HCM (HSIA) tổ chức tại TP.HCM tháng 9 vừa qua, ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn thành phố tiếp tục nhận được sự quan tâm của các tổ chức bán dẫn Nhật Bản. “Những cuộc gặp gỡ như thế này cũng sẽ mang đến nhiều cơ hội cho thành phố trong thực hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp vi mạch” - ông Hoàng khẳng định.

Chương trình phát triển ngành công nghiệp vi mạch tại TP.HCM gồm 7 đề án và dự án như: Đề án vườm ươm DN công nghệ; Dự án đào tạo kỹ sư +1 về công nghệ vi mạch bán dẫn; Đề án phát triển thị trường vi mạch; Dự án xây dựng Design House hỗ trợ phần mềm thiết kế vi mạch; Dự án Nhà máy sản xuất vi mạch Việt Nam; Dự án Thiết kế và sản xuất thử nghiệm vi mạch; Đề án nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách và biện pháp hỗ trợ phát triển công nghiệp vi mạch TP.HCM. 

Lan Phương

 

 

Latest IC Design Articles

Related Articles

Most Read IC Design Articles

Chat Zalo