Trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch Semicon


  • ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN ĐỂ TRUY CẬP NHIỀU TÀI LIỆU HƠN!
  • Đăng ký
    *
    *
    *
    *
    *
    Fields marked with an asterisk (*) are required.
semicon_lab.jpg

Nhiều cơ hội cho ngành công nghiệp vi mạch

     Tại hội thảo “Công nghệ vi mạch Việt Nam 2010” - hội thảo tầm quốc tế đầu tiên về vi mạch được tổ chức tại Việt Nam, nhiều chuyên gia hàng đầu thế giới đã khẳng định: Ngành công nghiệp vi mạch phát triển rất nhanh, năng động… và Việt Nam có rất nhiều cơ hội phát triển ngành này.

Theo ông Geok – Cheng Tan, Giám đốc phụ trách khu vực Nam Á và Ấn Độ của Công ty Synopsys (Singapore), thế giới hiện có gần 4 tỷ thuê bao di động, trong đó số lượng điện thoại thông minh (smartphone) sẽ tăng gấp 5 lần, từ 166 triệu chiếc (năm 2009) lên tới 800 triệu chiếc vào năm 2015. Về máy tính, trong 30 năm qua, Intel đã bán ra 3 tỷ bộ vi xử lý trên toàn thế giới, dự kiến sẽ bán 1 tỷ bộ vi xử lý mỗi năm trong 5 năm tới…

Điều này cho thấy, nhu cầu về các thiết bị điện tử, bán dẫn và phần mềm tăng rất nhanh, là thị trường lớn cho ngành công nghiệp vi mạch trong những năm tới. Như vậy, những lĩnh vực sẽ thành công là thiết kế IP (thiết kế các lõi IP đặc thù) và thiết kế chip. Đặc biệt, Việt Nam đã thành công trong thiết kế chip vi xử lý, đã và đang hướng tới những thương hiệu chip chuyên biệt cho các giải pháp như năng lượng, tốc độ xử lý, mobile…

Còn theo tiến sĩ Phạm Bá Tuân, quản lý Nhà máy vi mạch EM Microelectronic (Thụy Sĩ), kể từ năm 2000 tới nay, doanh thu ngành bán dẫn ở châu Á bằng doanh thu của tất cả các thị trường còn lại trên thế giới cộng lại (khoảng 203 tỷ USD năm 2010). Do vậy, hiện hầu hết các nhà máy sản xuất vi mạch được đặt tại châu Á (Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore…), trong đó riêng Singapore với chỉ 3,5 triệu dân đã có hơn 18 nhà máy. Thái Lan, Philippines, Indonesia, Việt Nam, thậm chí Ấn Độ đều không có nhà máy nào. Điều này gợi mở nhu cầu xây dựng nhà máy sản xuất IC tại Việt Nam với công nghệ 180nm, chi phí vào khoảng 200 triệu USD. Nhà máy này phải có khả năng sản xuất ra từ 400 - 600 triệu chip/năm và hướng tới mục tiêu doanh thu 100 triệu USD/năm, tạo bước đà cho ngành công nghiệp bán dẫn, góp phần đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…

Tuy nhiên theo giáo sư Hiroshi Ochi, Công ty Kyushu (Nhật Bản), yêu cầu đặt ra cho Việt Nam để phát triển công nghiệp bán dẫn là định hướng trong giáo dục; chính sách đầu tư và hỗ trợ của chính phủ; khả năng lãnh đạo doanh nghiệp; sự phối hợp giữa công nghiệp và giáo dục. Nói về vấn đề chiến lược trên, ông Ngô Đức Hoàng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đào tạo thiết kế vi mạch ICDREC (ĐH Quốc gia TPHCM) cho biết: “Chất lượng nguồn nhân lực thiết kế vi mạch Việt Nam đang ngày càng cao, trẻ, sáng tạo. Cái ngành cần là sự đầu tư dài hơi, một hướng đi mang tầm chiến lược để phát triển mạnh mẽ”.

(Theo saigongiaiphong)

 

Latest IC Design Articles

Related Articles

Most Read IC Design Articles

Chat Zalo