Trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch Semicon


  • ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN ĐỂ TRUY CẬP NHIỀU TÀI LIỆU HƠN!
  • Đăng ký
    *
    *
    *
    *
    *
    Fields marked with an asterisk (*) are required.
semicon_lab.jpg

Thiết Kế Chip Việt Nam: Đi từ công nghệ 180nm

Thiết Kế Chip Việt Nam: Đi từ công nghệ 180nm
 

     Việt Nam không dễ cạnh tranh với các cường quốc về vi điện tử. Tuy nhiên thị trường chip ứng dụng cụ thể sẽ rất phù hợp với khả năng và nhu cầu của Việt Nam hiện nay.

     Chi 200 triệu USD xây dựng nhà máy chíp

Trên đây là ý kiến GS Bùi Ngọc Châu, một chuyên trong lĩnh vực thiết kế chip và đang làm Giám đốc Công ty Identic (Thụy Sĩ), hoạt động ở lĩnh vực thiết kế và chế tạo chip phân tích

Bắt đầu ở công nghệ vừa phải

Sau gần 4 năm tìm hiểu, theo đuổi về công nghệ sản xuất chip, cuối năm 2010, Tổng công ty công nghiệp Sài Gòn (CNS) đã được UBND TP.HCM chấp thuận về mặt chủ trương để xây dựng nhà máy sản xuất chip. Ông Đặng Ngọc Hùng, Phó tổng giám đốc CNS cho biết: nhà máy này sẽ sản xuất chip theo công nghệ 18nm (nanomet).

Thiết Kế Chip Việt Nam: Đi từ công nghệ 180nm
 
Trong nhà máy sản xuất chip 25nm của Intel và Micron tại Mỹ, sàn nhà được đục lỗ để không khí di chuyển và lọc qua một chiếc máy nhằm đảm bảo độ sạch của môi trường làm việc (Ảnh: PCPers)
 
Với công nghệ này, sản phẩm của nhà máy chip đầu tiên của Việt Nam sẽ hướng đến các loại thẻ thông minh (smart card) cho thị trường nội địa: thẻ ngân hàng, các tổ chức kinh doanh có phát hành thẻ trong hoạt động kinh doanh, thẻ SIM, bằng lái xe, thẻ bảo hiểm y tế, chứng minh nhân dân điện tử… Các loại chíp dùng cho thiết bị công nghiệp, điện tử gia dụng (máy điều hòa, máy lạnh…). Đến các loại thẻ nhận diện bằng sóng radio (RFID) kiểm tra hàng hóa trong kinh doanh, truy nguyên nguồn gốc hàng hóa. Kể cả việc đào tạo chuyên ngành điện tử vi mạch… Đặc biệt, phải kể đến tính an toàn và bảo mật cho các thiết bị dùng trong các cơ quan chính phủ, vũ khí, lĩnh vực an ninh quốc phòng.

Giải thích về việc chọn công nghệ 180nm, ông Hùng nói: đây là công nghệ mà các nước đi trước đã sẵn sàng xuất khẩu. Hiện Mỹ không cho xuất khẩu công nghệ nhỏ hơn 90 nm để bảo vệ bí quyết công nghệ. Mặt khác, do nhu cầu về công nghệ 180nm vẫn còn được ứng dụng khá lớn và thích hợp với trình độ của Việt Nam vào lúc này cho nên cần bắt đầu từ đây… rồi dần dần tiến lên làm chủ các công nghệ cao hơn.

GS Đặng Lương Mô, cố vấn về đào tạo và thiết kế vi mạch, chíp của Đại học Quôc gia TP.HCM, cũng nhận định: đây là công hợp nhất với điều kiện Việt Nam hiện nay và khả năng thành công là rất cao.

Cần phải mất ít nhất ba năm nữa để: xây dựng hạ tầng, mua sắm thiết bị, thuê chuyên gia nước ngoài, tuyển nhân viên trong nước, tìm đối tác chuyển giao công nghệ… con chip “made in Viet Nam”. Khi hoàn chỉnh mỗi năm nhà máy có thể sản xuất 300 triệu chip, với doanh thu ước đạt khoảng 115 triệu USD/năm. Với con số này, công suất nhà máy của nhà máy hoạt động tối đa ở thời điểm hoàn thành cũng chỉ đáp ứng khoảng 5% nhu cầu tiêu thụ chíp trong nước, còn lại vẫn phải nhập khẩu.

Sẽ được hưởng ưu đãi

Ông Ngô Đức Hoàng, Giám đốc ICDREC kể câu chuyện,  ông đã từng đi gặp các “đại gia” trong nước để bàn về việc xây dựng nhà máy sản xuất chíp. Khi nghe nói, phải đầu tư vài trăm triệu đô và ít nhất ba năm sau mới có lời, nhiều người nói: Như vậy, thà đi buôn bất động sản có lời hơn nhiều... 

Theo TS Đỗ Văn Lộc, vụ trưởng vụ công nghệ cao, Bộ KH-CN: đầu tư trực tiếp nước ngoài trong suốt thời gian qua chưa mang lại được lợi thế công nghệ cho Việt Nam. Minh chứng cụ thể đây như ngành công nghiệp điện tử. Sau bao nhiêu năm chỉ chủ yếu lắp ráp, không có công nghệ nguồn.

Hiện nay giá trị sản phẩm công nghệ cao của Việt Nam đang ở mức 8.5% trong tổng cơ cấu GDP của nền kinh tế. Mục tiêu đặt ra trong nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ 11, đến năm 2020 giá trị sản phẩm công nghệ cao phải đạt 45%.

“Do vậy nhà máy sản xuất chip là cần thiết, vì sẽ đem lại nền tảng công nghệ cho đất nước và tạo sự liên kết giữa các ngành công nghiệp”, TS Lộc nhấn mạnh. Theo TS Lộc, Bộ KH-CN cam kết tạo đứng bên cạnh, điều kiện tốt nhất và luôn ủng hộ dự án. Khi được phê duyệt chính thức, dự án sẽ được ưu đãi về thuế, chủ đầu tư được vay đến 85% tổng vốn đầu tư và được hỗ trợ lãi suất. Ông Nguyễn Văn Đua, Phó bí thư thường trực thành ủy cũng khẳng định: TP.HCM sẽ hỗ trợ hết mình để ra đời con chip đầu tiên trong thời gian sớm nhất.

Ngoài nguồn vốn, công nghệ để nhà máy có thể đi vào vận hành tốt, GS Đặng Lương Mô, khuyên: đã quyết tâm xây dựng nhà máy, tại thời điểm này nên chú ý đến việc đào tạo nhân lực trong nước và gởi đi nước ngoài.
Thái Ngọc
 

Latest IC Design Articles

Related Articles

Most Read IC Design Articles

Chat Zalo