Trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch Semicon


  • ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN ĐỂ TRUY CẬP NHIỀU TÀI LIỆU HƠN!
  • Đăng ký
    *
    *
    *
    *
    *
    Fields marked with an asterisk (*) are required.
semicon_lab.jpg

Ngành thiết kế vi mạch Việt Nam: Thiếu thầy, thiếu thợ

 
     Theo tiết lộ của ông Ngô Đức Hoàng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC), thuộc ĐH Quốc gia TPHCM: Công ty Analog Devices của Mỹ muốn dời trung tâm thiết kế vi mạch của họ từ Trung Quốc sang Việt Nam, nhưng hiện công ty này đang chần chừ do lo lắng về nguồn nhân lực tại Việt Nam.

     “Khát” nhân lực
Ngay cả các đơn vị đã có mặt tại Việt Nam cũng đang gặp khó khăn về nhân lực. Bà Hồ Thị Ngọc Hà, Giám đốc nhân sự công ty thiết kế vi mạch Renesas Design Viet Nam (RENESAS) nói: “Công ty chấp nhận tuyển người không có kinh nghiệm, nhưng phải mất nhiều thời gian mới tuyển dụng đủ nhân lực”. Sau khi tuyển xong, công ty phải đào tạo thêm ít nhất ba tháng nữa mới có thể làm việc được.

Ngành thiết kế vi mạch Việt Nam: Thiếu thầy, thiếu thợ

Các kỹ sư tại RENESAS đang thiết kế vi mạch trên máy tính.

    Theo bà Hà, khó khăn không chỉ ở chuyên môn của công nhân viên, mà còn khả năng ngoại ngữ chưa đáp ứng yêu cầu công việc.

Để góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành thiết kế vi mạch và tìm kiếm nhân sự, từ năm 2010, ICDREC đã tổ chức cuộc thi thiết kế vi mạch dành cho sinh viên. Nhưng tại cuộc thi đầu tiên, ICDREC phải thỏa thuận với đơn vị tài trợ, “nhường” số sinh viên có năng lực cho ICDREC. Tuy nhiên, sang cuộc thi năm 2011, ICDREC đã thỏa thuận với nhà tài trợ chia đôi số sinh viên cho mỗi bên. 


Các kỹ sư tại ICDREC đang thiết kế vi mạch trên máy tính

Thiếu thầy, thiếu thợ

 Đầu tháng 5 tới, ICDREC phối hợp với khoa Điện – điện tử, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM sẽ khai giảng khóa đầu tiên về chuyên ngành đào tạo thạc sỹ kỹ thuật điện tử hướng thiết kế vi mạch và ứng dụng với khoảng 20 học viên. PGS-TS Vũ Đình Thành, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM khẳng định: tuy số lượng học viên chưa thể tuyển nhiều, nhưng chắc chắn sau khi tốt nghiệp sẽ đáp ứng được công việc ở các trung tâm nghiên cứu về thiết kế vi mạch và các công ty hoạt động trong lĩnh vực này.

Thấy được nhu cầu của lĩnh vực thiết kế vi mạch trong tương lai, nhưng các trường lại không có đủ giảng viên để đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này, từ năm 2007, GS-TS Đặng Lương Mô, nhà chuyên môn trong lĩnh vực vi mạch từng có nhiều năm sống và làm việc ở Nhật Bản đã lên chương trình, mời giảng viên nước ngoài cho khoa điện tử viễn thông, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM để  mở chương trình đào tạocao học..

Một vi mạch do Việt Nam thiết kế

 

Một vi mạch do Việt Nam thiết kế


GS-TS Mô tâm sự: “Muốn có được nhân lực thì phải có thầy để đào tạo cho sinh viên”. Nhờ nỗ lực của ông, hiện đã có một khóa tốt nghiệp vào tháng 9/2010 và trong năm 2011 cũng sẽ có tiếp một khóa nữa “ra lò”. Đội ngũ này, cùng với một số giảng viên do ông giới thiệu đã có thể cho phép nhiều trường mở chuyên ngành này trong thời gian tới.

Bên cạnh trường đại học, một số công ty cũng đã mạnh dạn mở các khóa thực hành cho học viên. Kỹ sư Đặng Tường Dương, hiện đang làm việc cho công ty Applied Micro đã mở trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch Semicon. Anh Dương cho biết, hiện tại Semicon đã đào tạo được 17 khóa, học viên không chỉ là sinh viên các ngành điện tử, viễn thông, vật lý điện tử… mà có cả kỹ sư của các ngành này muốn đổi sang lĩnh vực thiết kế vi mạch.
Ngành thiết kế vi mạch Việt Nam: Thiếu thầy, thiếu thợ
 
Trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch Semicon

Với thực trạng “khát” nhân lực như hiện nay, GS-TS Mô nhìn nhận: đến năm 2015, các công ty thiết kế vi mạch hoạt động ở Việt Nam phải cần tuyển thêm khoảng 2.000 kỹ sư mới. Thời gian không còn nhiều, nhưng số sinh viên hiện đang theo học ở các trường đại học trong lĩnh vực này là không thể đáp ứng. “Do vậy, cần phải tuyển sinh viên ở các ngành gần với lĩnh vực vi mạch để đào tạo bổ sung thêm thì mới có thể đáp ứng được nguồn nhân lực cho những năm tới đây”, GS-TS  Mô, nói.

Hiện tại ở Việt Nam đang có 15 công ty đang hoạt động trong lĩnh vực thiết kế vi mạch (Hà Nội: 4; TP.HCM: 11). Mỗi năm sẽ có thêm ít nhất hai công ty trong lĩnh vực này đi vào hoạt động tại Việt Nam.

Dự kiến đến năm 2013, Việt Nam sẽ có khoảng 22 công ty hoạt động ở lĩnh vực thiết kế vi mạch và cần khoảng gần 14 nghìn nhân sự. Tất cả các công ty được khảo sát đều cho biết, sẽ tăng số lượng kỹ sư làm việc tại Việt Nam.

(Nguồn: khảo sát nhu cầu nhân lực thiết kế vi mạch – SEMICON - ICDREC)

 

Latest IC Design Articles

Related Articles

Most Read IC Design Articles

Chat Zalo