Trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch Semicon


  • ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN ĐỂ TRUY CẬP NHIỀU TÀI LIỆU HƠN!
  • Đăng ký
    *
    *
    *
    *
    *
    Fields marked with an asterisk (*) are required.
semicon_lab.jpg

Ngành vi mạch bán dẫn: Đẩy mạnh thu hút đầu tư

Ngành vi mạch bán dẫn: Đẩy mạnh thu hút đầu tư

 

      Phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn tại TP. Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung sẽ góp phần nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm điện tử, tạo điều kiện tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong các ngành công nghệ cao.

 

 

Hội nghị Cấp cao về chiến lược phát triển công nghệ bán dẫn - Vietnam Semiconductor Strategy Summit tháng 9/2013 tại TP. HCM

CôngThương - Nhiều mục tiêu lớn

Trên thực tế, thị trường Việt Nam liên tục gia tăng lượng tiêu thụ các sản phẩm điện tử như smartphone, máy tính bảng, hộp giải mã truyền hình kỹ thuật số (set- top box), các thiết bị điện tử tự động… Đây là đầu ra tiềm năng cho sản phẩm của ngành thiết bị vi mạch bán dẫn.

 Bà Tô Thu Hương - Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) - cho biết, ngành công nghệ vi mạch bán dẫn hiện đang nhận được sự quan tâm rất lớn của Chính phủ và được đưa vào danh mục 9 sản phẩm trọng điểm quốc gia. Dự báo thời gian tới, nhu cầu sản phẩm công nghệ vi mạch bán dẫn sẽ tăng mạnh ở Việt Nam, với doanh thu có thể đạt 2 tỷ USD/năm.

Được biết, tại TP.Hồ Chí Minh, ngoài dự án đầu tư 1 tỷ USD của nhà máy lắp ráp và kiểm định chip lớn nhất của Tập đoàn công nghệ bán dẫn Intel, thành phố cũng có kế hoạch đầu tư xây dựng thêm 1 nhà máy sản xuất vi mạch bán dẫn.

Theo ông Ngô Đức Hoàng - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, thành phố sẽ tập trung nhiều nguồn lực thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn thành một ngành kinh tế chủ lực, làm nền tảng cho sự phát triển các ngành điện tử tin học. Đây là một chương trình khép kín, đồng bộ từ khâu đào tạo, thiết kế, chế tạo chip, sản xuất ứng dụng, kinh doanh, quảng bá sản phẩm. Mục tiêu của chương trình nhằm phát triển ngành công nghiệp vi mạch thành ngành kinh tế chủ lực, tăng trưởng từ 20- 30%/năm, thu hút ít nhất 5 tập đoàn đa quốc gia về vi mạch điện tử đầu tư hoạt động tại Việt Nam. Thực hiện, ươm tạo khoảng 25 doanh nghiệp (DN) về vi mạch, xây dựng nhà máy sản xuất chip đầu tiên tại Việt Nam với công suất khoảng 1,8 tỷ con chip/năm; đào tạo được khoảng 2.000 kỹ sư, kỹ thuật viên... Tổng kinh phí thực hiện chương trình hơn 7.000 tỷ đồng.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư

Vừa qua, Hội Công nghệ vi mạch bán dẫn TP. Hồ Chí Minh và Hội Công nghệ thiết bị và vật liệu bán dẫn quốc tế đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn. Việc hợp tác này sẽ mở ra các cơ hội, thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn của Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng.

Để ngành công nghệ bán dẫn phát triển, theo bà Tô Thu Hương, cần nghiên cứu xây dựng danh mục sản phẩm chiến lược, có thể lựa chọn sản xuất những sản phẩm vi mạch bán dẫn đơn giản để tạo thị trường. Các DN, trường đại học cần đào tạo nâng cao nhân lực chuyên ngành vi mạch, phát triển thu hút đầu tư các nhà máy vi mạch, tăng cường tính liên kết giữa ngành vi mạch bán dẫn với các ngành công nghiệp điện tử, tin học...

Liên quan đến việc thu hút đầu tư vào ngành vi mạch bán dẫn, ông Lê Hoài Quốc, - Trưởng ban Quản lý Khu công nghệ cao TP.Hồ Chí Minh - cho rằng, các chính sách ưu đãi đã có nhưng thực tế triển khai vẫn còn vướng mắc. Bởi nhiều năm qua chúng ta tập trung thu hút các tập đoàn lớn nhưng chủ yếu là DN lắp ráp, không tạo ra giá trị gia tăng trong sản phẩm, không có tác động lan tỏa cho DN nội địa. Trong khi các DN sản xuất công nghiệp hỗ trợ trong nước lại chưa được ưu đãi về thuế, giá thuê đất… giống như các DN FDI. Vì thế cần có những chính sách ưu đãi cụ thể về thuế, tiền thuê đất, tìm đầu ra cho sản phẩm. Việc phát triển chuỗi cung ứng nội địa các thiết bị vi mạch điện tử cần được xây dựng để tạo đầu ra ổn định.

Ngọc Thảo

Theo baocongthuong

 

 

 

Latest IC Design Articles

Related Articles

Most Read IC Design Articles

Chat Zalo