Trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch Semicon


  • ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN ĐỂ TRUY CẬP NHIỀU TÀI LIỆU HƠN!
  • Đăng ký
    *
    *
    *
    *
    *
    Fields marked with an asterisk (*) are required.
wafer.jpg

Sự phát triển ngành công nghiệp vi mạch tại Hồ Chí Minh

Sự phát triển ngành công nghiệp vi mạch tại Hồ Chí Minh

 

   Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đến năm 2017, ngành vi mạch sẽ đạt doanh thu 100 - 150 triệu USD, đào tạo khoảng 2.000 kỹ sư, kỹ thuật viên, ươm tạo khoảng 30 doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp này.

 Sự phát triển ngành công nghiệp vi mạch tại Hồ Chí Minh

TP Hồ Chí Minh đẩy mạnh hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp vi mạch

CôngThương - Đi đầu phát triển

Một số mục tiêu quan trọng khác là nghiên cứu, cung cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho Chính phủ trong lĩnh vực quốc phòng, giảm dần sự phụ thuộc và tiến đến thay thế hoàn toàn các sản phẩm điện tử của nước ngoài; phối hợp nghiên cứu, cung cấp trang thiết bị cho các cơ quan Nhà nước trong lĩnh vực an ninh đô thị…

Ông Lê Mạnh Hà - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, Trưởng ban Chỉ đạo chương trình phát triển công nghiệp vi mạch cho biết,  TP. Hồ Chí Minh là địa phương đi đầu cả nước về phát triển ngành công nghiệp vi mạch với nhiều lợi thế như: Cơ sở hạ tầng tốt, tập trung nhiều công ty nước ngoài, đơn vị nghiên cứu vi mạch hàng đầu quốc gia cũng như đội ngũ trí thức Việt kiều.

Các chương trình phát triển công nghiệp vi mạch góp phần giảm nhập siêu cho nền kinh tế, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm điện tử Việt Nam với mức lợi nhuận từ 20% - 30%, tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Được biết, TP. Hồ Chí Minh đang tập trung thực hiện dự án xây dựng nhà máy chế tạo vi mạch đầu tiên tại Việt Nam tại khu công nghệ cao TP HCM có vốn đầu tư khoảng 300 triệu USD nhằm sản xuất vi mạch công nghệ 180/130 nm với công suất 6.000 wafer/tháng hay 72.000 wafer/năm (khoảng 1,8 tỉ con chip/năm), doanh thu lên tới 90 triệu USD/năm.

 Sự phát triển ngành công nghiệp vi mạch tại Hồ Chí Minh

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Theo đánh giá của Hiệp hội quốc tế về thiết bị và vật liệu bán dẫn (SEMI), khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang nổi lên như địa chỉ cung cấp vi mạch bán dẫn hàng đầu thế giới.

Nhằm đẩy mạnh hợp tác quốc tế và thu hút đầu tư vào ngành vi mạch, mới đây Đại học Quốc gia TP HCM và Sở Thông tin và Truyền thông đã ký bản ghi nhớ về hợp tác tư vấn, đào tạo, nghiên cứu trong lĩnh vực vi mạch điện tử với Trung tâm Interuniversity Microelectronic (IMEC) của Vương quố Bỉ. IMEC sẽ chuyển giao công nghệ; hỗ trợ xây dựng và đề xuất phương án, kế hoạch phát triển các nhóm nghiên cứu vi mạch bán dẫn theo hướng sản phẩm chíp được gắn với sản phẩm đầu cuối….

Trước đó, Trung tâm nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) cũng ký kết chương trình hợp tác phát triển công nghiệp vi mạch với Trung tâm thiết kế và đào tạo VLSI (VDEC) thuộc Đại học Tokyo, Nhật Bản. Theo đó VDEC và ICDREC hợp tác thực hiện các dự án nghiên cứu chung; đào tạo nhân lực; trao đổi sinh viên, kỹ sư, chuyên gia... thực tập nghiên cứu; tổ chức hội nghị và hội thảo quốc tế; sản xuất các sản phẩm thương mại chung.

Ngọc Thảo

Theo Baocongthuong

 

Latest IC Design Articles

Related Articles

Most Read IC Design Articles

Chat Zalo