Trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch Semicon


  • ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN ĐỂ TRUY CẬP NHIỀU TÀI LIỆU HƠN!
  • Đăng ký
    *
    *
    *
    *
    *
    Fields marked with an asterisk (*) are required.
semicon_lab.jpg

Ấn Độ xây dựng hai nhà máy sản xuất vi mạch

Ấn Độ xây dựng hai nhà máy sản xuất vi mạch

 

   Đầu tuần, bộ trưởng Truyền thông và công nghệ thông tin Ấn Độ Kapil Sibal đã chính thức công bố quyết định của Chính phủ về việc cho phép xây dựng hai nhà máy sản xuất vi mạch. Ông Sibal cho biết, hiện có hai liên doanh xây dựng các nhà máy sản xuất vi mạch ở Ấn Độ.

 
 Ấn Độ xây dựng hai nhà máy sản xuất vi mạch
Nhà máy sản xuất chip của tập đoàn ST Microelectronics (liên doanh của Pháp và Ý, trụ sở chính tại Thuỵ Sĩ) sẽ tham gia vào việc xây dựng một nhà máy sản xuất chip tại Ấn Độ. Ảnh: TL

Liên doanh thứ nhất giữa tập đoàn kinh doanh máy và thiết bị Jaiprakash Associates (Ấn Độ) và tập đoàn Tower Jazz (Israel). Liên doanh thứ hai là nhóm các công ty chuyên về sản xuất vi mạch Hindustan (HSMC, Ấn Độ), ST Microelectronics (liên doanh của Pháp và Ý, trụ sở chính tại Thuỵ Sĩ) và Silterra (Malaysia). Kinh phí đầu tư cho hai nhà máy, dự kiến khoảng 8 tỉ đôla Mỹ.

Theo cục Điện tử và công nghệ thông tin Ấn Độ, trong năm 2012, Ấn Độ nhập khẩu khoảng 8,2 tỉ USD các sản phẩm vi mạch, chiếm 80% nhu cầu thị trường. Cũng theo nguồn tin này, tốc độ nhập khẩu các sản phẩm vi mạch của Ấn Độ sẽ tăng 20%/năm.

Chính vì vậy, mục tiêu xây dựng hai nhà máy này là nhằm giảm tỷ lệ nhập khẩu vi mạch, giảm dòng ngoại tệ chảy ra nước ngoài tại thời điểm kinh tế Ấn Độ đang vật lộn với việc thâm hụt tài khoản ở mức kỷ lục, đồng thời giữ cho đồng rupee không bị mất giá Việc Chính phủ Ấn Độ đồng ý cho phép xây dựng hai nhà máy sản xuất cũng có nhiều ý kiến trái ngược nhau.

Có nhiều chuyên gia hoài nghi các nhà máy này sẽ không đạt hiệu quả, thay vào đó, nguồn vốn trên dành để nâng cấp cơ sở hạ tầng của Ấn Độ như: năng lượng, nước, đường sá... Nhiều ý kiến cho rằng, khi trời mưa, đường sá trở thành một mớ hỗn độn (điển hình là Bangalore và Mumbai), làm sao vận chuyển vi mạch trên các mặt đường đầy “miệng núi lửa” và “ổ gà” này?

Nhưng cũng có nhiều ý kiến lạc quan về việc các dự án trên. Ông M.J. Zarabi, người chịu trách nhiệm chính về việc nghiên cứu và đánh giá về tính khả thi của hai dự án trên khẳng định: “Đây là một quyết định mang tính chiến lược và rất quan trọng mà chúng tôi đã mong đợi từ lâu. Nó sẽ làm thay đổi và thúc đẩy nền công nghiệp điện tử Ấn Độ phát triển”.

Ông Ajay Kumar (cục Điện tử và công nghệ thông tin) cũng là một chuyên gia bảo vệ quan điểm về việc “cần thiết phải xây dựng các nhà máy sản xuất vi mạch ở Ấn Độ”, tin tưởng rằng việc Ấn Độ sở hữu hai nhà máy sản xuất vi mạch sẽ làm cho mọi thứ trở nên dễ dàng hơn và đánh dấu Ấn Độ trên bản đồ phần cứng thế giới. Ajay Kumar cũng là người tiên phong cho chính sách “tiếp cận thị trường ưu tiên”.

Chính sách này cho phép bất cứ ai tham gia vào dự án xây dựng nhà máy sẽ được ưu tiên tiếp cận thị trường rộng lớn của Ấn Độ: cung cấp chip cho thẻ Aadhaar (một dự án phát triển công nghệ nhận dạng) cho hơn 1 tỉ công dân Ấn Độ, thẻ thông minh trong việc kiểm soát năng lượng, thẻ bầu cử, giấy phép lái xe...

Mũi tên đã được bắn đi. So với Trung Quốc và Đài Loan, Ấn Độ khá chậm chân trong việc xây dựng nhà máy sản xuất chip. Nhiều chuyên gia cho rằng phải chờ trong khoảng 20 năm mới nói được hiệu quả thực sự của hai dự án này.

Song Minh – Đức Hoàng (theo EETimes)

 

 

 

Latest IC Design Articles

Related Articles

Most Read IC Design Articles

Chat Zalo