Trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch Semicon


  • ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN ĐỂ TRUY CẬP NHIỀU TÀI LIỆU HƠN!
  • Đăng ký
    *
    *
    *
    *
    *
    Fields marked with an asterisk (*) are required.
wafer.jpg

TP.HCM: “Viên gạch” vi mạch đầu tiên

TP.HCM: “Viên gạch” vi mạch đầu tiên

 

Ngày 9/11, lãnh đạo TPHCM đã làm việc với Đoàn Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn và Công nghệ điện tử Kyushu (SIIQ) và Công ty RADRIX đến từ Nhật Bản.

 

TP.HCM: “Viên gạch” vi mạch đầu tiên

Thạc sĩ Ngô Đức Hoàng, giám đốc ICDREC cho biết, dự án hợp tác được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1, từ nay đến giữa năm 2014, hai bên sẽ hoàn thiện chip wifi MIMO IEEE 802.11n 2x3 (tiêu chuẩn 4G). Sau đó, là giai đoạn 2 với sản phẩm chip MIMO IEEE 802.11ac (tiêu chuẩn 5G). “Sau khi chip wifi MIMO IEEE 802.11n 2x3 ra đời, hai bên sẽ chính thức thành lập công ty liên doanh để thương mại sản phẩm này. Bước đầu, phần thị trường Việt Nam sẽ do ICDREC chịu trách nhiệm, còn Radrix sẽ khai thác thị trường Nhật Bản và các quốc gia khác trên thế giới”, ông Hoàng nói. Cũng theo ông Hoàng, phía ICDREC góp vào con chip MIMO là lõi IP, còn phía Radrix là lõi (core) của chip MIMO. “Trị giá tài sản công nghệ của hai bên ước chừng 8 triệu đôla Mỹ. Hiện nay hai bên đang đánh giá giá trị đóng góp công nghệ mỗi bên để làm cơ sở tỷ lệ góp vốn cho mô hình công ty liên doanh”, ông Hoàng cho biết chi tiết.

“Người Nhật kỹ tính. Sau gần hai năm tìm hiểu, đánh giá công nghệ, đến hôm nay họ mới chính thức kết nối với chúng tôi”, ông Hoàng tiết lộ. Cũng theo lời ông Hoàng, hiệu quả thương mại sản phẩm là yếu tố quan trọng nhưng được làm việc, chia sẻ kinh nghiệm và sử dụng tài nguyên chất xám của các đối tác Nhật Bản cũng là “thành công với các nhà phát triển vi mạch trong nước”.

Trong nhóm ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp vi mạch được đánh giá là “xương xẩu” nhất. Ông Nguyễn Anh Tuấn, chủ tịch hội Công nghiệp bán dẫn vi mạch TP.HCM (HSIA) cho biết, Đài Loan, Hàn Quốc… đã nhiều lần thất bại vì… vi mạch. Tổng giám đốc Radrix Hiroshi Ochi cũng cảnh báo: “TP.HCM muốn xây dựng hệ sinh thái về vi mạch, không dễ đâu”.

Không thể phủ nhận “tham vọng” của lãnh đạo TP.HCM, các trung tâm nghiên cứu, doanh nghiệp trong và ngoài nước về vai trò dẫn dắt của TP.HCM trong việc xây dựng ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn cho Việt Nam. TP.HCM đã xây dựng hoàn chỉnh chương trình vi mạch TP.HCM giai đoạn 2012 – 2020, với bảy hạng mục: xây dựng nhà máy sản xuất chip, đào tạo nguồn nhân lực, ngôi nhà thiết kế vi mạch… Nhiều hạng mục đã khởi động, nhưng cũng còn nhiều hạng mục vẫn còn “tính lại sao cho hiệu quả cao nhất”. Một trong những hạng mục làm “đau đầu” lãnh đạo TP.HCM và doanh nghiệp đó là quy mô của nhà máy sản xuất chip. Trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị, ông Nguyễn Văn Thọ, tổng giám đốc tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn (CNS), doanh nghiệp được giao làm chủ đầu tư nhà máy cho biết, về kế hoạch tổng thể đã hoàn tất nhưng tình hình hiện nay phải điều chỉnh nguồn vốn đầu tư theo hướng giảm. Điều đó đồng nghĩa, bản kế hoạch phải được viết lại! Dù chưa có khẳng định cuối cùng từ lãnh đạo TP.HCM, nhưng trong đợt làm việc tại Nhật Bản vào ngày 23.10.2013, đoàn chuyên gia của TP.HCM đã khảo sát ba nhà máy sản xuất chip quy mô nhỏ (mini-fab) tại Kyushu.

Chứng kiến phần ký kết giữa ICDREC và Radrix, phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Mạnh Hà cho rằng, từ những “viên gạch” hợp tác đầu tiên sẽ mở ra những cơ hội tiếp theo cho ngành công nghiệp vi mạch của TP.HCM nói riêng, Việt Nam nói chung.

Theo sgtt

 

 

Latest IC Design Articles

Related Articles

Most Read IC Design Articles

Chat Zalo