Trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch Semicon


  • ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN ĐỂ TRUY CẬP NHIỀU TÀI LIỆU HƠN!
  • Đăng ký
    *
    *
    *
    *
    *
    Fields marked with an asterisk (*) are required.
semicon_lab.jpg

Săn việc: nhắm thẳng mục tiêu!


    Xu hướng ứng tuyển trực tuyến ngày càng thông dụng. Một khi nhiều “thợ săn việc” cùng nộp đơn vào một vị trí, bạn sẽ phải cạnh tranh nhiều hơn để gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng (NTD). Và quá trình tìm việc của bạn có khả năng kéo dài mãi nếu bạn đi lệch mục tiêu.

“Nhắm thẳng mục tiêu” nên là ưu tiên số 1 của bạn khi đi “săn” việc. Vì sao?

1. Thương hiệu cá nhân – quảng bá để thu hút NTD

Thương hiệu cá nhân càng lúc càng trở nên quan trọng khi ứng tuyển, đặc biệt với những vị trí lãnh đạo. Bên cạnh việc giúp bạn tạo ra sự khác biệt, nó còn tạo điều kiện để bạn tiếp cận các vị trí ở cấp cao hơn trong công ty bạn đang nhắm đến.

Ngược lại, nếu không định vị được những phẩm chất đặc thù của mình, bạn có thể được mời phỏng vấn cho những vị trí thấp hơn so với khả năng, hoặc không thật sự phù hợp với năng lực (core competencies) của bạn.

Vấn đề chính ở đây là bạn cần xác định không chỉ những gì bạn có thể làm cho công ty, mà còn cách bạn thực hiện như thế nào. Hãy trả lời những câu hỏi sau:

- Điều gì tạo động lực làm việc cho bạn?
- Bạn có được nhiều ngừơi biết đến không? Họ biết đến bạn vì điều gì?
- Loại hình công việc nào phù hợp với tài năng bẩm sinh của bạn?
- Thách thức và môi trường nào thích hợp nhất với kinh nghiệm của bạn?
- Mọi người nhận xét gì về những đóng góp của bạn?

2. Gửi kèm theo hồ sơ những tài liệu liên quan
Những người làm công tác tuyển dụng rất bận rộn, họ thường chỉ xem lướt hồ sơ trên máy vi tính. Vì vậy, sự cô đọng, súc tích của hồ sơ sẽ giúp bạn thể hiện một thương hiệu cá nhân mạnh.

Một ví dụ hay là các nhà quản lý thường dùng một hồ sơ ngắn gọn (chừng 2 trang) và gửi kèm theo nó những tài liệu như tiểu sử, bản liệt kê và mô tả những sáng kiến quan trọng .v.v. Trong đó, những thông tin quan trọng sẽ được nêu trước tiên.

Tóm lại, hãy trình bày về kỹ năng của bạn một cách ngắn gọn. Hãy cân nhắc việc gửi kèm theo hồ sơ những giấy tờ cần thiết để nhấn mạnh giá trị của bạn.

3. Công việc nào, hồ sơ nấy
Sẽ rất tuyệt nếu bạn có nhiều kỹ năng, nhưng đừng quên NTD còn phải cân nhắc xem liệu khả năng và kinh nghiệm của bạn có thích hợp với công ty của họ không.

Để thuyết phục NTD, bạn nên tạo một hồ sơ riêng cho mỗi công việc. Đầu tiên, hãy xác định mục tiêu nghề nghiệp và soạn hồ sơ của bạn theo hướng đó.

Hãy liệt kê những kinh nghiệm của bạn, nhấn mạnh sự phù hợp của chúng với mục tiêu nghề nghiệp đã xác định, rồi loại bớt những thông tin không liên quan. Với mỗi công việc hay mục tiêu, bạn đều nên làm theo những bước này.

Viết hồ sơ cho từng công việc dự tuyển đồng nghĩa với việc bạn cần soạn nhiều hồ sơ. Tuy nhiên, như vậy hồ sơ của bạn sẽ nổi bật và phù hợp cho từng vị trí.

4. Sức mạnh của từ khóa
Một hồ sơ dạng tổng quát sẽ khiến bạn khó tìm được việc. NTD khó nhận ra và phân loại khả năng chuyên môn của bạn qua hồ sơ này. Ngoài ra, hồ sơ dạng tổng quát thường thiếu những từ khóa cần thiết để có thể vượt qua được vòng xét duyệt hồ sơ.

Do nhiều công ty thường lọc hồ sơ bằng những từ khóa thích hợp, việc tập trung vào một loại công việc càng trở nên quan trọng hơn. Vì thế, hãy thêm càng nhiều từ khóa và thông tin cụ thể về công việc càng tốt, để hồ sơ của bạn nhanh chóng được NTD tìm thấy.

Nếu bạn không tìm ra ý tưởng, hãy dùng phần mô tả công việc trong thông báo tuyển dụng để bổ sung vào hồ sơ những “từ khóa” nói về kỹ năng và kinh nghiệm của bạn.

5. Không có chỗ cho thông tin thừa!
Có một điều bạn cần ghi nhớ: càng có nhiều thông tin thừa (thông tin không liên quan đến công việc/mục tiêu), hồ sơ của bạn càng dễ bị loại.

Vì thế, hãy suy nghĩ kỹ lưỡng về sự phù hợp giữa công việc và những thông tin bạn viết trong hồ sơ. Chúng có thật sự liên quan đến yêu cầu của công việc? Chúng có làm tăng giá trị của bạn không? Nếu không, hãy thẳng tay loại bỏ những thông tin thừa để tạo ra một hồ sơ thật súc tích.

Tóm lại, tìm việc đúng hướng sẽ giúp bạn nâng cao giá trị trong mắt NTD. NTD sẽ đánh giá được sự phù hợp của bạn với công việc thông qua những phẩm chất cá nhân và sự đóng góp đặc biệt của bạn. Nhờ vậy, bạn có thể tìm được một công việc quản lý cấp cao và hấp dẫn hơn.

(Theo marketing-jobs.theladders.com)

 

Related Articles

Chat Zalo