Trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch Semicon


  • ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN ĐỂ TRUY CẬP NHIỀU TÀI LIỆU HƠN!
  • Đăng ký
    *
    *
    *
    *
    *
    Fields marked with an asterisk (*) are required.
semicon_lab.jpg

"Lính mới" ghi điểm có dễ?

 
     Môi trường làm việc mới, những đồng nghiệp mới và cả một sự nghiệp thăng tiến rộng mở trước mắt khiến bạn cảm thấy lo lắng trong những ngày đầu nhận việc. Nhưng áp lực đó lại chính là cơ hội để bạn thể hiện bản lĩnh của một nhân viên văn phòng chuyên nghiệp.
Công ty mới của Hương không có kỉ luật "thép" như những nơi cô đã từng làm. Vì vậy, những ngày đầu nhận việc, Hương cảm thấy rất lạ khi đồng nghiệp của cô có thể du di năm mười phút đi muộn giờ quy định mà chẳng thấy ai bận tâm nhắc nhở gì. Nhưng Hương biết mình không được phép làm thế. Vốn đã quen với nếp làm việc cũ, chưa bao giờ Hương dám nghĩ sẽ đi làm muộn, thậm chí chỉ một phút. Cô luôn là người đến công ty sớm nhất và nhanh chóng lên kế hoạch làm việc cho mỗi ngày của mình. Trưởng phòng của Hương rất hài lòng vì cô nhân viên mới biết tôn trọng giờ giấc, chăm chỉ và chu đáo trong mọi chuyện.

Hương cho biết "Đừng nghĩ mình là nhân viên mới thì mọi người sẽ không chú ý đến bạn nên bạn có thể đi muộn và lặng lặng đi vào chỗ làm mà không ai biết. Hành động đó chính là lời nói với mọi người rằng bạn là nhân viên lười biếng".

Ngày đầu tiên đi làm, Nam được giới thiệu trước toàn thể nhân viên trong cuộc họp công ty. Anh nhanh chóng "nằm lòng" tên của các đồng nghiệp và ngay hôm sau Nam không ngại ngần gọi tên và trò chuyện cùng họ một cách tự nhiên, thân tình nhất. Chắc chắn sẽ chẳng có ai cảm thấy có chịu vì điều đó mà ngược lại họ còn thấy cảm kích và tạo cơ hội cho Nam dễ dàng hòa nhập vào môi trường công ty mới. Nhờ thế, Nam trở thành một gương mặt quen thuộc với các đồng nghiệp. Anh cũng thiết lập các mối quan hệ thân thiết không quá khó khăn.

Nam tâm sự không khí và áp lực những ngày đầu làm việc không khỏi khiến anh bối rối và đầy lo lắng nhưng Nam tự nhủ không được để những cảm xúc đó làm anh mất tinh thần, nghĩ vậy nên Nam luôn bắt đầu ngày làm việc với nụ cười và khuôn mặt vui vẻ. Tâm trạng lạc quan của Nam đã có tác động không nhỏ đến không khí chung của cả văn phòng vốn luôn tất bật và bừa bộn. Không chỉ thế, Nam còn tham gia rất nhiệt tình vào mọi việc trong công ty. Chị đồng nghiệp cần làm bản báo cáo gấp, Nam sẵn sàng; anh bạn ngồi bên đang trực nhưng có chuyện riêng phải về gấp, Nam chẳng nề nà ở lại thêm tiếng đồng hồ nữa... Mọi người cảm nhận được sự thân thiện đáng quý ở anh và luôn muốn được trò chuyện cùng anh nhiều hơn.

Cư xử như thế nào là hợp qui tắc văn hóa công sở đối với một "lính mới" chập chững bước vào công ty. Môi trường làm việc khác với môi trường học tập, có những điều thật phức tạp và nhạy cảm, nhưng nếu có một vài mẹo nhỏ "giắt lưng" thì mọi chuyện hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát của bạn.

Phải cư xử như thế nào với đồng nghiệp trong khi chưa hiểu gì về họ thì tốt nhất là nên lắng nghe và quan sát trước khi đưa ra ý kiến. Biết lắng nghe và quan sát, bạn sẽ học hỏi về môi trường làm việc mới. Bạn sẽ khám phá ra được tính cách của mỗi người. Bạn có thể dành dụm cho mình từ việc tạo ra một chuyên đề, rút ra những sai lầm chung.

Trong lúc sự đổi mới là một điều quan trọng và bạn muốn đem đến một ấn tượng tốt đầu tiên đối với sếp, nhưng bạn đừng vội dù trong đầu có bao nhiêu là ý tưởng hay cho công việc bởi chắc chắn bạn sẽ nhận được những phản ứng từ chối từ phía đồng nghiệp, những người đã làm ở đó lâu năm và họ không muốn một người mới toanh như bạn điều khiển họ và làm thay đổi những phương cách lâu đời của họ . Đồng thời, họ cũng sợ bạn chiếm lấy sự tín nhiệm của sếp đối với họ.

Có việc mới, lương cao là việc đáng mừng.Tuy nhiên, bạn phải nỗ lực nhiều hơn, hy sinh tương xứng với mức lương mình nhận và những ngày đầu "thử sức" ở vị trí mới là lúc bạn chứng tỏ năng lực và sự chuyên nghiệp của mình.

(Theo VTV)

 

Related Articles

Chat Zalo