Trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch Semicon


  • ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN ĐỂ TRUY CẬP NHIỀU TÀI LIỆU HƠN!
  • Đăng ký
    *
    *
    *
    *
    *
    Fields marked with an asterisk (*) are required.
wafer.jpg

Xu hướng việc làm công nghệ thông tin năm 2010

Xu hướng việc làm công nghệ thông tin năm 2010  

     Năm 2010, khi nền kinh tế bước vào giai đoạn hồi phục, thị trường việc làm cũng chuyển động theo. Tuy viễn cảnh có sáng sủa hơn so với năm 2009, nhưng khó khăn vẫn còn đó.

Bước vào năm mới 2010, thị trường việc làm ngành công nghệ thông tin (CNTT) chào đón cả những tin tốt lành lẫn tin xấu.

Xấu - Tốt

Tin xấu là các chuyên gia về việc làm xuất hiện trên các kênh truyền thông InfoWorld.com, ChannelInsider, ItbusinessEdge.com và CIOcareer.com đều công nhận rằng, tình trạng cắt giảm nhân sự để duy trì chính sách thắt lưng buộc bụng của các doanh nghiệp vẫn tiếp diễn trong năm 2010.

Số việc làm trong lĩnh vực CNTT năm 2009 đã bị cắt giảm quá nhiều. Tại các công ty đa quốc gia, con số này đã gần chạm mức 300.000 việc làm (theo số liệu của công ty tư vấn Hackett Group). Trong khi đó, số việc làm có liên quan đến công nghệ ở các công ty giảm 630.000, gấp ba lần so với tổng số việc làm bị cắt giảm trong quãng thời gian từ năm 2000 đến năm 2007.

Còn tin tốt là có rất nhiều lĩnh vực trong công việc mới được hình thành sau thời khủng hoảng. Hãng Goldman Sachs dự báo mức chi tiêu cho CNTT ở các quốc gia trên toàn cầu tăng 4%. Các cuộc khảo sát của hai hãng IDC và Gartner đều cho ra kết quả tương tự nhau: mức chi tiêu cho CNTT năm 2010 tăng nhẹ. Nhiều công ty lớn sử dụng lực lượng gia công bên ngoài bắt đầu tuyển thêm người dù là rất ít. Còn tại các nước có nền kinh tế đang phát triển, các ông chủ hạn chế thuê gia công bên ngoài cho các dự án quan trọng, thay vào đó họ đầu tư cho việc xây dựng lực lượng "người mình" để sử dụng lâu dài.

Nghề nổi bật

Một trong những lĩnh vực mới có nhu cầu cấp thiết về ngạch chuyên viên là ngành điện toán đám mây. Không xa lạ với người làm việc chuyên ngành CNTT, nhưng các mảng việc làm liên quan đến quản trị mạng, quản lý an ninh và các kỹ sư hệ thống đang trở nên rất "nóng" trong năm 2010. Kiến trúc sư phần mềm, lập trình viên chuyên về các ngôn ngữ lập trình Java, Net. hay C++, kỹ sư kiểm định chất lượng và quản lý dự án, nhà phát triển và chuyên viên tư vấn phần mềm doanh nghiệp SAP cũng là những nghề có nhu cầu tuyển dụng cao. Đó là chưa kể đến lĩnh vực viết ứng dụng cho điện thoại di động đầy hấp dẫn. Nhìn chung, xu hướng tuyển dụng năm nay sẽ tập trung vào các ngành có liên quan đến kỹ thuật và công nghệ.

Và mặc dù sự suy thoái gây tác động không nhỏ cho ngành gia công phần mềm, nhưng đây là "sân chơi" sẽ bận rộn trong năm nay. Thế giới CNTT sẽ đón nhận hai dòng nhân sự chuyển dịch từ các nước châu Âu, Mỹ và Bắc Mỹ sang châu Á và giữa các quốc gia đang phát triển ở châu Á. Với xu hướng sử dụng lực lượng gia công ở các công ty vẫn tiếp diễn để tiết kiệm chi phí, những người làm thuê ở lĩnh vực như hỗ trợ công nghệ, mã hóa phần mềm, sản xuất web, kiểm định phần mềm, điều hành máy chủ và phát triển phần mềm vẫn có đất để dụng võ. Điều này có thể tạo ra những rủi ro tạm thời cho những người có công ăn việc làm tương tự ở các nước châu Á, cũng như rủi ro dài hạn cho những người ở Mỹ, Canada và châu Âu vốn e ngại các lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ cao vì sợ rằng sẽ không có việc làm.

Tất nhiên, không phải tất cả các công việc đều được gia công bên ngoài vì vấp phải các rào cản về ngôn ngữ, văn hóa. Tuy nhiên, gia công là lĩnh vực màu mỡ cho những người làm nghề CNTT ở các nước trong khu vực châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines - những người sẵn sàng tận dụng các cơ hội để học hỏi và thăng tiến trong nghề nghiệp. Họ bắt đầu tham gia vào những công việc như quản lý dự án, kiến trúc, thiết kế phần mềm và tiếp cận các công việc đòi hỏi các kỹ năng xử lý cao cấp hơn.

Các chuyên gia việc làm khuyên những người tìm kiếm việc làm ngành CNTT cần uyển chuyển, mạnh dạn đi tiên phong với mảng việc làm mới trong khi tiếp tục trang bị thêm kiến thức chuyên ngành, bổ sung vào hồ sơ việc làm những chứng chỉ chuyên ngành và đặc biệt chú ý đến sự kết hợp kiến thức CNTT và kiến thức ngành nghề khác có liên quan.

(Thời Báo Vi Tính Sài Gòn)

 

Related Articles

Chat Zalo