Trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch Semicon


  • ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN ĐỂ TRUY CẬP NHIỀU TÀI LIỆU HƠN!
  • Đăng ký
    *
    *
    *
    *
    *
    Fields marked with an asterisk (*) are required.
semicon_lab.jpg

7 câu nên hỏi sếp

 

     Những câu hỏi chín chắn chứng tỏ bạn chuyên nghiệp và câu rành mạch cho thấy bạn chú ý lắng nghe. Nhưng nếu cứ đề nghị sếp lặp lại yêu cầu, điều này sẽ "tố cáo" bạn đang lơ đãng.

Một số người xin việc và nhân viên đã sai khi cho rằng việc đưa ra câu hỏi là thiếu thông minh. Trái lại, sẽ tệ hơn nếu sau đó bạn mới nghĩ ra câu hỏi rồi trở lại để nghe câu trả lời; thậm chí, tình huống còn đáng trách hơn nếu bạn không hỏi chút gì và nhận ra mình đã hiểu nhầm hay bỏ sót điều gì đó.

Ceniza-Levine, thành viên của công ty đào tạo nghề nghiệp SixFigureStart, tư vấn: “Những câu hỏi chín chắn chứng tỏ bạn rất chuyên nghiệp; câu rành mạch cho thấy bạn chủ động lắng nghe và để ý đến các tiểu tiết. Nếu cứ đề nghị sếp lặp lại yêu cầu, điều này sẽ "tố cáo" bạn đang lơ đãng. Còn nếu đặt ra câu hỏi mang tính đào sâu và mở rộng cuộc thảo luận, nó có nghĩa bạn đang tập trung chú ý, ngẫm nghĩ về vấn đề và muốn đưa ra giải pháp.”

Dưới đây là 7 câu bạn nên hỏi sếp để thăng tiến trong nghề nghiệp:

Chúng ta sẽ đánh giá thành công của tôi trong 3, 6 hay 12 tháng?

Điều quan trọng là phải biết bạn đang ở giai đoạn nào cũng như thời han mà sếp sẽ xem xét thành tích của bạn, và đặt ra khung thời gian làm việc phù hợp. Cần hiểu rõ bạn đang xử lý những vấn đề gì và hướng tới các kết quả sẽ được đánh giá. Càng ít chủ quan trong công việc, cơ hội để bạn được khen thưởng hoặc thăng tiến càng nhiều hơn.

Định hướng nghề nghiệp của tôi như thế nào trong công ty?

Đây là một câu hỏi tế nhị. Một mặt, nó cho thấy bạn đang tập trung vào chuyện gắn bó lâu dài cùng công ty; mặt khác, phải cẩn thận để sếp không nghĩ bạn “đứng núi này trông núi nọ”. Hãy hỏi câu này khi biết sếp hài lòng với năng suất làm việc hiện tại của bạn, rồi bạn có thể quyết định bước tiếp theo là gì.

Ưu tiên hàng đầu của chúng ta là gì?

Trong nhiều trường hợp, các sếp thường phân công cho nhân viên nhiều việc hơn họ tưởng. Hãy hỏi trước xem đâu là việc cần được ưu tiên xử lý trong số những dự án sếp giao cho bạn. Điều này quan trọng vì bạn cần biết để chia thời gian làm việc cho hợp lý và tập trung giải quyết chúng.

Xin cho biết tôi có bỏ qua ý nào không?

Sau khi sếp giảng giải điều gì đó với bạn, sẽ có ích nếu bạn tóm tắt lại những gì vừa nghe được để sếp biết thông tin nào bạn đã ghi nhớ và giúp bổ sung những chi tiết bạn có thể bỏ lỡ.

Đâu là các ưu điểm của tôi?

Bạn muốn biết ưu điểm của mình để có thể từ đó thúc đẩy nghề nghiệp tiến triển? “Thỉnh thoảng, người ta vẫn đánh giá những điểm mà bạn không nhận thấy; nó có thể quá hiển nhiên đến nỗi bạn không để ý”, chuyên viên Ceniza-Levine nói. “Khi đã biết sếp lưu tâm và thích ưu điểm nào, bạn có thể tìm ra cách kết hợp nó nhiều hơn nữa vào những việc bạn làm.”

Tôi có thể giúp gì cho ông/bà?

Câu hỏi này quan trọng bởi nó chứng tỏ bạn sẵn lòng tiến lên và tiến xa. Hãy đảm bảo bạn đã hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao; mặc khác, nó có vẻ như bạn đang cố đạt được một mục tiêu nào đó vượt hơn công việc hiện tại được giao.

Tôi đang theo dự án X, Y và Z – theo ông/bà, tôi có thể đảm trách nhiệm vụ này không?

Như đã nói, không phải lúc nào sếp cũng biết liệu bạn có đảm đương quá nhiều thứ hay không. Nếu hỏi trước khi nhận một nhiệm vụ mới, thứ tự sếp đưa ra có khi sẽ phá vỡ lựa chọn theo ý riêng của bạn. Bằng cách liệt kê những gì đang làm nhưng chủ động cho biết thứ tự ưu tiên và tỏ ý xung phong làm thêm việc, bạn sẽ chứng tỏ được nhiệt huyết và quyết tâm chinh phục thử thách của mình.

(Theo zing)

 

 

Related Articles

Chat Zalo