Trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch Semicon


  • ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN ĐỂ TRUY CẬP NHIỀU TÀI LIỆU HƠN!
  • Đăng ký
    *
    *
    *
    *
    *
    Fields marked with an asterisk (*) are required.
semicon_lab.jpg

Kỹ năng phân tích – điều kiện tiên quyết đối với nghề phân tích nghiệp vụ

   

     Bạn đã bao giờ nghe nói đến nghề “Chuyên viên phân tích nghiệp vụ” - Business Analyst (BA)?  Đó là nghề gì vậy? Bạn cần những kỹ năng nào để trở thành một chuyên viên phân tích nghiệp vụ giỏi?

 Chuyên Viên Phân Tích Nghiệp Vụ (BA) là người chịu trách nhiệm phân tích nhu cầu của khách hàng và các đối tác đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để tìm hiểu và đề xuất phương pháp giải quyết vấn đề phát sinh. Họ giúp cải thiện cách thức vận hành kinh doanh, giảm thiểu chi phí hoạt động, sử dụng hiệu quả nhất nguồn lực có giới hạn, và hỗ trợ cho khách hàng tốt hơn.

Một BA thường đóng vai trò “cầu nối” giữa hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp và bộ phận CNTT. Là thành viên của nhóm dự án, họ đóng góp nhiều ý kiến và thông tin giá trị. Họ làm việc với các nhà quản lý và các nhà tư vấn, chịu trách nhiệm phát triển mô hình nghiệp vụ, thực hiện các công việc nghiên cứu và phân tích phức tạp. Các BA làm việc trong nhiều lĩnh vực nghiệp vụ khác nhau, cọ xát với nhiều hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các BA thường có trình độ về kỹ thuật, họ có thể bắt đầu từ vị trí lập trình viên hay kỹ sư công nghệ thông tin. Không nhất thiết phải có chuyên môn kỹ thuật, một số người có thể chuyển sang làm BA từ một ngành nghề kinh doanh khác nhờ có khả năng phân tích nghiệp vụ tốt. Các BA thường phát triển lên vị trí giám đốc dự án, chuyên viên tư vấn hay cố vấn chuyên môn.

Ngoài lĩnh vực IT, các BA còn làm việc trong ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, dịch vụ phần mềm… Ngoài trình độ học vấn, một BA cần có kỹ năng giải quyết vấn đề và giao tiếp tốt và chín chắn.

(Theo vietnamworks)

 

Related Articles

Chat Zalo