Trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch Semicon


  • ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN ĐỂ TRUY CẬP NHIỀU TÀI LIỆU HƠN!
  • Đăng ký
    *
    *
    *
    *
    *
    Fields marked with an asterisk (*) are required.
semicon_lab.jpg

Tại nơi làm việc: Bạn tồi tệ nhất khi nào?

 
     Tại nơi làm việc, có thể bạn chẳng bao giờ nghĩ mình là một người khó tính cả. Bạn không chểnh mảng trong công việc, không buôn dưa lê, không nói xấu sau lưng và ít nhất mỗi tháng một lần bạn đều mua đồ ăn vặt cho cả phòng. Nhưng.....
Nhưng bạn vẫn bị những cái nhìn không mấy thiện cảm từ các đồng nghiệp sau mỗi cuộc họp. Vẫn không ai mời bạn đi ăn trưa lần nào cả và khi bạn nhờ ai đó giúp đỡ thì đột nhiên họ lại nói rằng mình đang rất bận.

Không phải bạn là người không dễ gần hoặc là nhân viên tồi. Đó là bởi vì cách ứng xử của bạn trong các tình huống mà thôi! Dưới đây là 5 tình huống tồi tệ nhất của bạn khi:

Tại các cuộc họp

1. Hãy nghĩ lại cuộc họp cuối cùng mà bạn đã từng tham dự. Bạn có đang "táy máy" với điện thoại của mình? Đã bao nhiêu lần bạn gọi điện cho đồng nghiệp hoặc để chuông reo trong một phòng họp im ắng?

Thay vì việc chống đối lại các đồng nghiệp với thái độ và vẻ bề ngoài lãnh cảm thì hãy nhìn họ như thế bạn đã nhận ra được điều sai của mình và cố gắng đặt ra các câu hỏi trong cuộc họp. Và tất nhiên trước đó là tắt máy đi.

2. Không nên đến mà không chuẩn bị. Thật là tệ hại nếu như bạn đến họp mà không mang những tài liệu cần thiết. Không chỉ sếp mà các đồng nghiệp sẽ nhìn bạn với con mắt thất vọng.
Vì thế, hãy chắn chắn rằng bạn đã thảo luận đồng nghiệp trước khi bắt đầu cuộc họp với những tài liệu đã được chuẩn bị kỹ càng.

Đánh giá kết quả

1. Không nên là một người bảo thủ. Việc xem xét hay đánh giá thành quả của bạn không phải là sếp bới móc, tìm kiếm những sai lầm để rồi khiển trách và rầy la hoặc coi thường bạn mà đó đơn giản chỉ là những hướng dẫn mang tính xây dựng để bạn có thể phát huy hơn nữa khả năng của mình và giúp bạn có giá trị hơn với công ty.

Thay vì bảo thủ và dễ bị kích động, hãy cố gắng lắng nghe nhiều hơn và rút kinh nghiệm bản thân.

2. Đừng yêu cầu quá nhiều, quá sớm. Khi nhận được một bảng tổng kết tốt, nhiều nhân viên sai lầm khi nghĩ rằng họ có quyền được thăng tiến hoặc tăng lương nhưng sếp thì lờ đi.

Thay vì theo đuổi sếp và than vãn về việc bạn bị đối xử không công bằng thì hãy hỏi sếp xem bạn cần phải làm gì để được thăng tiến.

Với các dự án làm việc theo nhóm

1. Không nên khăng khăng thái độ "tôi là nhất". Với các dự án làm việc theo nhóm, không ít các nhân viên đã tự cho rằng mình biết hết rồi mà không thèm nghe những ý kiến đóng góp của người khác.

Hãy cố gắng chờ và lắng nghe ý kiến của các thành viên trong nhóm trước khi đưa ra ý kiến của bạn và đừng quên khen ngợi những gợi ý của người khác.

2. Không nên than vãn về người khác. Đồng nghiệp bận việc và bạn được phân công nhiệm vụ là làm thay thế hoặc thêm phần công việc của anh ta, bạn thường than vãn với nhiều người và với anh ta.

Thay vì kêu ca, than vãn, hãy tạo một thái độ dễ chịu với mọi người. Sếp không quên đánh giá công việc của bạn đâu.

Cùng nhau làm việc vui vẻ

1. Thiếu văn hóa công ty. Chúng ta chắc đã nghe những câu chuyện khiếp sợ về đồng nghiệp với các bữa tiệc phung phí, có trường hợp đánh sếp, hoặc có thái độ thô lỗ với đồng nghiệp.
Hãy thể hiện một thái độ hòa đồng, văn minh lịch sự tại nơi làm việc.

2. Không nên giận dỗi. Không đồng tình với đồng nghiệp về một việc gì đó, bạn giận dỗi hoặc không nói chuyện với anh ta. Không nên.

Dù bạn có bực đến mấy thì cũng nên có một vẻ mặt tuơi cười, sau đó nói với anh ta rằng bạn không hài lòng với anh ta ở điểm nào.

Cắt giảm biên chế, tái hợp và cơ cấu lại

1. Không nên buồn chán. Không có gì có thể căng thẳng hơn là việc phải suy nghĩ xem bạn có bị sa thải hay không. Nhiều người khi phải đối mặt với tình huống trên luôn bị ám ảnh với việc phân tích mọi thứ xem mình đã nói hoặc đã làm gì tại nơi làm việc rồi tìm cách để tạo sự an toàn nghề nghiệp.

Không nên có những suy nghĩ tiêu cực hoặc buồn chán bởi điều đó sẽ không chỉ cản trở công việc của bạn mà nó còn làm mọi thứ xung quanh bạn sụp đổ.

2. Không nên vui vẻ khi người khác đang buồn. Khi cắt giảm biên chế, bạn là một trong những người may mắn trong khi một số đồng nghiệp lại bị sa thải.

Không nên vui sướng trước mặt những đồng nghiệp đang trong cảnh ngộ bị mất việc. Hãy chia sẻ sự thiếu may mắn đó với họ để thể hiện sự quan tâm và đồng cảm của bạn.

(Theo VTV)

 

Related Articles

Chat Zalo