Trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch Semicon


  • ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN ĐỂ TRUY CẬP NHIỀU TÀI LIỆU HƠN!
  • Đăng ký
    *
    *
    *
    *
    *
    Fields marked with an asterisk (*) are required.
wafer.jpg

‘Đốt’ tiền như ngành công nghiệp chip: Cần ít nhất 10 tỷ USD để xây 1 nhà máy, hơn 1 nghìn tỷ USD đã được chi trong toàn bộ lịch sử ngành

Trước đó, tờ WSJ đưa tin CEO Sam Altman của OpenAI đang tham vọng gọi vốn 7 nghìn tỷ USD nhằm tạo nên một dự án trí thông minh nhân tạo (AI) có thể thay đổi toàn bộ ngành bán dẫn cũng như nền kinh tế toàn cầu. Theo các chuyên gia, đây là thách thức vô cùng lớn, vượt xa cả rào cản tiền bạc thông thường.

Sản xuất chip cần rất nhiều vốn. Đây cũng là một trong những ngành phức tạp nhất thế giới với lịch sử biến động mạnh theo chu kỳ. Các công ty theo đó phải đặc biệt chú trọng nếu muốn mở rộng quy mô.

Phải mất hàng thập kỷ các nhà sản xuất chip tiên tiến nhất mới đạt được vị thế cao như hiện tại. Số khác thì thất bại trong thời kỳ suy thoái, buộc phải ngừng hoạt động hoặc phá sản vì chi phí cao.

‘Đốt’ tiền như ngành công nghiệp chip: Cần ít nhất 10 tỷ USD để xây 1 nhà máy, hơn 1 nghìn tỷ USD đã được chi trong toàn bộ lịch sử ngành- Ảnh 1.

Hiện chỉ có 3 công ty trên thế giới có khả năng sản xuất những con chip tiên tiến nhất, bao gồm bộ xử lý cung cấp năng lượng cho hệ thống AI, với số lượng lớn là công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan TSMC, Samsung Electronics và Intel. Sam Altman đã tổ chức nhiều cuộc thảo luận bàn về việc hợp tác với các nhà sản xuất này, sau đó dùng hàng nghìn tỷ USD xây dựng và vận hành các nhà máy mới.

Xây dựng một nhà máy sản xuất chip tiên tiến thường tiêu tốn ít nhất 10 tỷ USD, song theo các chuyên gia, con số 7 nghìn tỷ USD mà Sam Altman đề xuất vẫn vô cùng lớn. Stacy Rasgon, một nhà phân tích tại Bernstein Research, ước tính hơn 1 nghìn tỷ USD đã được chi cho thiết bị sản xuất chip trong toàn bộ lịch sử ngành.

Tiền không phải phần tố duy nhất làm nên quy mô sản xuất phức tạp như hiện tại. Vẫn còn những sự không chắc chắn trong quá trình tìm kiếm nhân sự, vận hành nhà máy mới cũng như đảm bảo đủ số lượng đơn đặt hàng. Trung Quốc đổ rất nhiều vốn nhằm xây dựng ngành công nghiệp chip, song tiến độ đôi lúc cũng bị cản trở bởi một số yếu tố.

Jimmy Goodrich, chuyên gia ngành bán dẫn kiêm cố vấn cấp cao của Rand Corp, cho biết: “Ngành công nghiệp bán dẫn không thiếu vốn. Hãy nhìn vào Trung Quốc - họ đã chi hơn 150 tỷ USD vào ngành nhưng đôi khi vẫn không hiệu quả. Thách thức cơ bản nằm ở công nghệ”.

Theo WSJ, ngay cả khi một số lượng lớn các nhà máy sản xuất chip mới được xây dựng, vấn đề trước mắt của Altman vẫn khó có thể giải quyết: tình trạng thiếu chip AI cần thiết để tạo ra các hệ thống như ChatGPT. Vị CEO này cũng phàn nàn về giá thành chip - điều mà nhiều nhà sản xuất khác không thể giải quyết được, theo nhà phân tích Srini Pajjuri của Raymond James.

“Để giá chip AI giảm xuống, chúng tôi cần phải cạnh tranh với Nvidia”.

 ‘Đốt’ tiền như ngành công nghiệp chip: Cần ít nhất 10 tỷ USD để xây 1 nhà máy, hơn 1 nghìn tỷ USD đã được chi trong toàn bộ lịch sử ngành- Ảnh 2.

Sản xuất chip cần rất nhiều vốn.

Nhiều nhà máy đang được xây dựng. Hàng chục tỷ USD cũng đang được đầu tư để hiện thực hóa mục tiêu giúp doanh số bán chip toàn cầu sẽ vượt 1 nghìn tỷ USD vào năm 2030. TSMC đã tăng sản lượng từ khoảng 10 triệu tấm silicon/năm vào năm 2016 lên 16 triệu sản phẩm vào năm ngoái.

Theo WSJ, tổng số tiền mà Sam Altman gọi vốn được cho là vượt xa bất kỳ tiêu chuẩn gây quỹ khởi nghiệp nào hiện nay, thậm chí lớn hơn tổng nợ công của một số nền kinh tế chủ chốt hay các quỹ đầu tư quốc gia khổng lồ khác. Nếu kế hoạch thành công, cung vượt cầu; các công ty sẽ phải vận hành nhà máy dưới mức năng lực sản xuất. Điều này chẳng khác nào hồi chuông báo tử, dù quả thực, giá chip sẽ giảm xuống.

Chính phủ toàn cầu đang chung tay xây dựng ngành công nghiệp chất bán dẫn, trong đó, Mỹ rót 39 tỷ USD tài trợ cho các nhà máy mới. Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng có động thái tương tự.

Theo Financial Times, các công ty bán dẫn hàng đầu thế giới đang chạy đua để sản xuất chip xử lý kích cỡ 2 nm để cung cấp năng lượng cho các thế hệ smartphone, trung tâm dữ liệu và sản phẩm trí tuệ nhân tạo vào năm 2025. TSMC, Samsung và Intel đang là những đối thủ dẫn đầu trong cuộc đua.

“Trong dài hạn, cuộc đua thu nhỏ con chip này sẽ thay đổi. Lần đầu tiên sau 40 năm, Intel phải thiết kế lại kiến trúc chip của mình nhằm tận dụng ưu thế khi đóng gói chip”, Tiến sĩ Sadasivan Shankar, chuyên gia bán dẫn, Đại học Stanford, Mỹ, nhận định.

Không rõ làm thế nào Altman có thể tìm được nhân tài cho hàng chục nhà máy mới. Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn dự kiến sẽ tạo ra 115.000 việc làm vào cuối thập kỷ này, song 58% trong số đó có nguy cơ không được lấp đầy. Không chắc liệu vị CEO này có thể cung cấp đủ thiết bị sản xuất trong một khung thời gian hợp lý hay không. Những người trong ngành cho biết, hoạt động sản xuất chip đặt ra những thách thức phức tạp hơn những thứ mà Altman đã phải đối mặt trong các dự án kinh doanh trước đây. Phần nhiều trong số đó liên quan đến máy tính và phần mềm.

Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, với khả năng tiếp cận công nghệ hạn chế, duy trì tăng trưởng kinh doanh là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Theo số liệu thống kê chính thức, trong năm 2023, gần 11.000 công ty tham gia phát triển hoặc sản xuất mạch tích hợp ở Trung Quốc đã phải đóng cửa.

Theo: WSJ, FT

 

Latest IC Design Articles

Related Articles

Most Read IC Design Articles

Chat Zalo