Trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch Semicon


  • ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN ĐỂ TRUY CẬP NHIỀU TÀI LIỆU HƠN!
  • Đăng ký
    *
    *
    *
    *
    *
    Fields marked with an asterisk (*) are required.
semicon_lab.jpg

Nhân lực vi mạch: Chờ bao giờ mới đủ?

Người Malaysia sản xuất được IC bán dẫn thì Việt Nam cũng sản xuất được. Chúng ta có thể thua kém người Nhật vì nhiều lý do chứ không thể thua người Malaysia.

Ông Nguyễn Xuân Thủy, Trưởng phòng quản lý MTEX Việt Nam (người gần như gắn bó với công ty từ ngày đầu thành lập) đã mở ra câu chuyện về nhân lực trong ngành sản xuất IC bán dẫn từ 20 năm trước tại Việt Nam.

Nhân lực vi mạch: Chờ bao giờ mới đủ? - 1

Công nhân công ty MTEX tại KCX Tân Thuận luôn làm việc trong môi trường kỹ thuật cao. Theo ông Nguyễn Xuân Thủy, mỗi tháng MTEX Việt Nam có thể sản xuất được khoảng 15 triệu IC bán dẫn các loại xuất sang công ty mẹ ở Nhật Bản. Ảnh: HIEC.

Không thể thua người Mã

MTEX là một doanh nghiệp của Nhật Bản chuyên sản xuất thiết bị IC bán dẫn. Năm 1999, MTEX mở công ty tại Việt Nam, đặt nhà máy tại KCX Tân Thuận, Q.7.

Theo ông Thủy, thời điểm đó, một nhà máy sản xuất thiết bị IC bán dẫn tại Việt Nam là một điều mới mẻ. Dường như chưa có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.

 “Những năm 1999 – 2000, công nhân các nhà máy điện tử chỉ có thể lắp ráp những tấm bo mạch hàn sẵn (PBC). Tôi có 2 ngày làm việc tại công ty mẹ để trao đổi về việc sản xuất IC bán dẫn tại Việt Nam. Họ băn khoăn vì thời điểm đó chưa có doanh nghiệp nào tại Việt Nam sản xuất được con IC bán dẫn cả.

Tuy nhiên, tôi khẳng định là nếu Malaysia sản xuất được IC (do tập đoàn Hitachi đầu tư trước đó) thì Việt Nam cũng sản xuất được IC. Người Việt có thể thua kém người Nhật vì nhiều lý do chứ không thể thua người Malaysia”- ông Thủy cho hay.

Thời gian đầu, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong tuyển dụng nhân sự. Những kỹ sư ông Thủy tuyển về đều là sinh viên mới ra trường từ ĐH Bách khoa, ĐH sư phạm kỹ thuật TP.HCM và một số từ các nhà máy chế tạo phụ tùng ô tô.

Với số lượng kỹ sư khoảng 30 người, ông Thủy gửi sang Nhật đào tạo ngắn hạn trong vòng 6 tháng. Số nhân viên này được chuyên gia Nhật “cầm tay chỉ việc”.

Số công nhân làm những việc đơn giản hơn được công ty phát các tài liệu hướng dẫn làm việc trong quy trình sản xuất IC bán dẫn. Bộ tài liệu cũng được cải biến bằng những hình vẽ đơn giản, dễ hiểu để họ có thể học việc nhanh chóng.

“Chúng tôi xây dựng văn hóa người đi sau dạy lại cho người đi trước để có một lực lượng kỹ sư và công nhân lành nghề”- ông Thủy cho hay.

Nhân lực vi mạch: Chờ bao giờ mới đủ? - 2

Bo mạch điện tử của một doanh nghiệp Việt Nam. Theo anh Trần Đăng Khoa, nhân viên kinh doanh của doanh nghiệp này, các linh kiện điện tử chủ yếu được mua từ Trung Quốc nơi có nguồn cung cấp lớn và ổn định. Ảnh: Hà Thế An.

Cũng theo ông Thủy, trong gần 20 năm làm việc trong lĩnh vực IC bán dẫn, việc sản xuất một con IC có 3 công đoạn thì có đến 2 công đoạn (gồm: thiết kế và lắp ráp) là nhân lực Việt Nam có thể làm được.

Vì vậy, Việt Nam muốn có một lực lượng nhân lực về lĩnh vực vi mạch đủ năng lực đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp thì trường ĐH phải hợp tác với doanh nghiệp và đào tạo theo tính thực tế để họ làm được việc.

Ông Thủy kể về kinh nghiệm của một doanh nghiệp “láng giềng” của MTEX tại KCX Tân Thuận. Doanh nghiệp đó đã đầu tư vào Việt Nam từ năm 2004. Khi đó các trường ĐH Việt Nam chưa có khoa đào tạo thiết kế vi mạch.

Sau khi có quá trình gắn bó, hợp tác với nhà trường và doanh nghiệp mở những khóa đào tạo thiết kế IC một cách cơ bản theo nhu cầu và sau đó doanh nghiệp tuyển dụng đội ngũ này. Đến nay, doanh nghiệp này đã có 850 kỹ sư về vi mạch và thành lập trung tâm thiết kế IC quan trọng.

“Vì vậy theo, tôi đã đến lúc chúng ta phát triển công đoạn sản xuất vi mạch (wafer) – công đoạn quan trọng nhất trong sản xuất IC tại Việt Nam. Tất nhiên quy mô như thế nào, sản phẩm nào là phù hợp thì do doanh nghiệp cân nhắc. Nhưng về nguồn nhân lực, chúng ta không nên chờ đợi đủ mới làm, mà hãy bắt tay vừa làm vừa đào tạo, phát triển”- ông Thủy nói.

Nhân lực vi mạch: Chờ bao giờ mới đủ? - 3

Mới đây, Khu công nghệ cao TP.HCM tổ chức trao chứng chỉ hoàn thành khóa học về chế tạo, đóng gói, kiểm định và thương mại hóa linh kiện vi cơ điện tử (một lĩnh vực trong công nghệ vi mạch) hợp tác với Hà Lan. Ảnh: SHTP.

Nhà nước cần bảo trợ

Để thúc đẩy hoạt động đào tạo nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực vi mạch, mới đây ĐH Quốc gia và UBND TP.HCM đã ký kết biên bản ghi nhớ với 8 nội dung và đào tạo nhân lực là một trong số đó.

Theo PGS.TS Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, hiện nay đơn vị đã hình thành nhiều nhóm nghiên cứu trong lĩnh vực vi mạch.

“Mới đây nhất nhóm nghiên cứu của ĐH Quốc gia TP.HCM phối hợp với đối tác Nhật Bản cùng thực hiện sản phẩm cảm biến ứng dụng trong quan trắc môi trường nước phục vụ cho sản xuất công nghiệp ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long”- PGS.TS Huỳnh Thành Đạt nói.

Ở góc độ chuyên gia quốc tế, ông Kai Fai, Chủ tịch Hiệp hội SEMI khu vực Đông Nam Á chia sẻ, muốn phát triển lĩnh vực vi mạch thì địa phương đó cần phải xác định đầu ra cho lĩnh vực này phục vụ cho thị trường nào để có thể đào tạo, phát triển nhân tài chuẩn hóa.

TP.HCM đang xây dựng thành phố thông minh. Tôi nghĩ rằng, các bạn cần phát triển nhân lực phục vụ cho mục tiêu này.

Để chuẩn hóa đội ngũ nhân tài, ông Kai Fai gợi ý, chính quyền TP.HCM cần bảo trợ cho những nhà khoa học, chuyên gia tham gia các chương trình đào tạo, hội thảo ở nước ngoài để nâng cao trình độ.

“Những chuyên gia sau khi tham gia các chương trình ở nước ngoài có thể viết thành những báo cáo khoa học chia sẻ về những điều học hỏi được và hướng phát triển cho một sản phẩm ứng dụng cụ thể phục vụ cho địa phương mình”- ông Kai Fai chia sẻ.

Ông Phạm Xuân Đà, Cục trưởng Cục công tác phía Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, trong thời gian tới đơn vị sẽ làm việc với Khu công nghệ cao, Sở thông tin và truyền thông TP.HCM để đưa ra một khung chính sách phát triển nhân lực cho thành phố trong lĩnh vực vi mạch. Chính sách này hướng đến thu hút lực lượng trí thức, Việt Kiều đóng góp cho sự phát triển ngành vi mạch của thành phố.

Nguồn: KhamPha 

Bạn Có Đam Mê Với Vi Mạch hay Nhúng      -     Bạn Muốn Trau Dồi Thêm Kĩ Năng

Mong Muốn Có Thêm Cơ Hội Trong Công Việc

    Và Trở Thành Một Người Có Giá Trị Hơn

Bạn Chưa Biết Phương Thức Nào Nhanh Chóng Để Đạt Được Chúng

Hãy Để Chúng Tôi Hỗ Trợ Cho Bạn. SEMICON  

 

Hotline: 0972.800.931 - 0938.838.404 (Mr Long)

 

 

Related Articles

Chat Zalo