Trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch Semicon


  • ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN ĐỂ TRUY CẬP NHIỀU TÀI LIỆU HƠN!
  • Create an account
    *
    *
    *
    *
    *
    Fields marked with an asterisk (*) are required.
semicon_lab.jpg

Đà Nẵng mạo hiểm với ngành công nghiệp thiết kế vi mạch

Đà Nẵng mạo hiểm với ngành công nghiệp thiết kế vi mạch

 

     Sáng 2/10, Đà Nẵng khai giảng khóa đào tạo thiết kế vi mạch đầu tiên nhằm tạo nguồn nhân lực ban đầu làm tiền đề cho việc xây dựng và phát triển ngành công nghiệp thiết kế vi mạch của TP này trong tương lai, dù có một số ý kiến cho rằng đây là một sự mạo hiểm đầy rủi ro!

 

Bước khởi đầu quan trọng

Khoá đào tạo được Sở TT-TT Đà Nẵng, BQL Dự án Phát triển CNTT và Truyền thông tại Việt Nam (do Ngân hàng Thế giới tài trợ) cùng Liên danh Trung tâm Nghiên cứu & Đào tạo Thiết kế Vi mạch (ICDREC, thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM) và Công ty Cổ phần Người Đồng Hành phối hợp thực hiện với sự hỗ trợ của Tập đoàn Synopsys (Hoa Kỳ).

Đà Nẵng mạo hiểm với ngành công nghiệp thiết kế vi mạch

Khoá đào tạo thiết kế vi mạch đầu tiên được khai giảng tại Đà Nẵng sáng 2/10 (Ảnh: HC)

Theo ông Trần Văn Dũng, Phó Giám đốc BQL Tiểu dự án Phát triển CNTT - TT tại Đà Nẵng, tuy đạt được những kết quả bước đầu nhưng ngành công nghiệp CNTT của Đà Nẵng vẫn chưa phát triển toàn diện. Phần cứng chỉ tập trung lắp ráp là chính, phần mềm chỉ gia công các ứng dụng vừa phải. Trong bối cảnh đó, việc phát triển công nghiệp vi mạch làm "bộ não" cho các thiết bị điện tử và đặc biệt là bảo đảm được vấn đề an ninh khi "bộ não" do chính chúng ta sản xuất là một nhu cầu hết sức cần thiết cho Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng.

Giám đốc Sở TT-TT Đà Nẵng Phạm Kim Sơn nhấn mạnh, muốn phát triển công nghiệp CNTT không thể không phát triển công nghiệp vi mạch điện tử, một sản phẩm cơ bản và thiết yếu đóng vai trò then chốt trong hầu hết các sản phẩm công nghệ cao như máy tính, điện thoại di động, thiết bị điều khiển, thiết bị thông minh,đồ điện tử gia dụng, trang thiết bị y tế và nhiều sản phẩm công nghiệp khác. Do đó, việc phát triển ngành công nghiệp vi mạch điện tử không chỉ góp phần phát triển nền công nghiệp CNTT mà còn tạo ra tác dụng lan tỏa, hỗ trợ cho nhiều ngành công nghiệp như ô tô, hàng không, kể cả công nghiệp quốc phòng...

Trên cơ sở "Thư không phản đối kết quả đầu thầu" của Ngân hàng Thế giới (ngày 23/7/2013) và Quyết định 292/QĐ-STTTT (ngày 26/9) phê duyệt kết quả chào hàng cạnh tranh khoá đào tạo thiết kế vi mạch, BQL dự án và Liên danh ICDREC và Công ty Cổ phần Người Đồng Hành là hai đơn vị trúng thầu đã ký kết hợp đồng sáng 28/9, và nay là lễ khai giảng với 25 học viên đầu tiên được tuyển chọn từ các khoa chuyên ngành điện tử - viễn thông, khoa học máy tính, cơ điện tử thuộc Đại học Bách khoa Đà Nẵng và một số Đại học khác.

Đà Nẵng mạo hiểm với ngành công nghiệp thiết kế vi mạch

Giám đốc Sở TT-TT Đà Nẵng Phạm Kim Sơn: "Nếu không mạo hiểm thì không thể khai phá và tạo dựng nên những giá trị mới cho xã hội!" (Ảnh: HC)

Theo ông Trần Văn Dũng, trong chu trình chế tạo vi mạch điện tử thì thiết kế là công đoạn có vai trò quyết định, đem lại giá trị gia tăng cao nhưng không đòi hỏi nhiều về vốn đầu tư nhà xưởng, thiết bị... Do vậy, việc mở khoá đào tạo thiết kế vi mạch đầu tiên là hướng đi phù hợp, là bước khởi đầu hết sức quan trọng và cần thiết nhằm đào tạo nguồn nhân lực ban đầu tạo tiền đề cho việc xây dựng và phát triển ngành công nghiệp thiết kế vi mạch của Đà Nẵng trong tương lai.

Không mạo hiểm không thể tạo dựng giá trị mới

"Nhiều người cho rằng Đà Nẵng xây dựng Trung tâm Thiết kế vi mạch tiêu chuẩn và chuẩn bị nguồn nhân lực cho hoạt động của trung tâm này là một sự mạo hiểm rất lớn, đầy rủi ro trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam nói chung và TP nói riêng gặp nhiều khó khăn như hiện nay. Nhưng chúng tôi quan niệm nếu không mạo hiểm thì không thể khai phá và tạo dựng nên những giá trị mới cho xã hội. Nên chúng tôi hoàn toàn tự tin, nhất là khi có được sự giúp đỡ, đồng hành của nhiều tổ chức, chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước trên lĩnh vực này" - ông Phạm Kim Sơn nói.

Giám đốc ICDREC Ngô Đức Hoàng, một trong những đơn vị hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực thiết kế vi mạch cho hay, học viên hoàn thành khoá học này sẽ được cấp chứng chỉ do ICDREC và Synopsys (Hoa Kỳ) - Tập đoàn đứng hàng đầu thế giới hiện nay trong lĩnh vực thiết kế số với doanh thu năm 2012 đạt 1,6 tỉ USD và dự kiến năm 2013 đạt 2 tỉ USD - cùng ký.

 Đà Nẵng mạo hiểm với ngành công nghiệp thiết kế vi mạch

Giám đốc ICDREC Ngô Đức Hoàng: "Với nguồn nhân lực đầy tiềm năng, với vị thế một TP trung tâm miền Trung và với sự sáng suốt, quyết tâm, định hướng rõ ràng của lãnh đạo Sở TT-TT, tôi tin là ngành công nghiệp thiết kế vi mạch của Đà Nẵng sẽ được hình thành và phát triển rất nhanh" (Ảnh: HC)

"ICDREC hiện có khoảng 100 cán bộ chuyên ngành kỹ thuật, trong đó khoảng 70% là người miền Trung, phải xa quê hương đi làm xa xứ. Có những trường hợp rất đáng tiếc là có những em rất giỏi nhưng do hoàn cảnh gia đình nên phải bỏ dở ước mơ để trở về quê. Với nguồn nhân lực đầy tiềm năng như vậy, với vị thế của một TP trung tâm miền Trung và với sự sáng suốt, quyết tâm, định hướng rõ ràng của lãnh đạo Sở TT-TT, tôi tin là ngành công nghiệp thiết kế vi mạch của Đà Nẵng sẽ được hình thành và phát triển rất nhanh" - ông Ngô Đức Hoàng nói.

Giám đốc kinh doanh của Tập đoàn Synopsys tại Đông Nam Á Darence Tan đã có 8 năm phụ trách địa bàn 9 nước trong khu vực này nêu rõ, Việt Nam có nguồn nhân lực thiết kế vi mạch dồi dào và ngày càng được nhiều TP lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng quan tâm... Đặc biệt, Chính phủ Việt Nam xác định vi mạch điện tử nằm trong danh mục các sản phẩm chiến lược quốc gia nên ông tin là đang có quyết tâm và sự tập trung lớn cho phát triển ngành công nghiệp này.

"Hiện ở châu Á thì Trung Quốc và Ấn Độ đang là các trung tâm thiết kế vi mạch điện tử nhưng đang dần bão hoà và chi phí ngày càng cao. Do vậy nhiều nước trong khu vực đang nhìn về Việt Nam như là một trung tâm mới trên lĩnh vực này và nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang rất muốn đầu tư vào đây!" - ông Darence Tan nhấn mạnh.

 

 

 

 

 

Latest IC Design Articles

Related Articles

Most Read IC Design Articles

Chat Zalo