Trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch Semicon


  • ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN ĐỂ TRUY CẬP NHIỀU TÀI LIỆU HƠN!
  • Đăng ký
    *
    *
    *
    *
    *
    Fields marked with an asterisk (*) are required.
semicon_lab.jpg

6 chiếc card đồ họa định hình lịch sử ngành game PC

Giữa cái lúc anh em còn bận cãi nhau xem RTX 3070 và RX 6700 XT cái nào ngon hơn, cái nào nhiều VRAM hơn, cái nào teraflops khủng hơn, cái nào chơi game

ra nhiều khung hình một giây hơn, thực sự rất dễ để quên đi một phần không thể thiếu của lịch sử, những “bộ hỗ trợ xử lý đồ họa” do những hãng danh tiếng phát triển. Không có những chiếc card hỗ trợ đồ họa của 25 năm về trước, ngành kỹ thuật phát triển GPU của thế giới rất khó đến được ngày hôm nay, với những con quái vật đủ sức xử lý theo thời gian thực từng khung hình ở độ phân giải đáng nể, từ 4K đến 8K.

 


Các cụ từng dạy như thế này, “chưa học bò đã lo học chạy.” Lịch sử ngành GPU thế giới cũng có xuất phát điểm mà giờ này nhìn lại, là vô cùng khiêm nhường. Các hãng ra mắt những chiếc card hỗ trợ xử lý hình ảnh đồ họa chỉ đủ để đáp ứng độ phân giải hình ảnh 800x600. Nhưng, điều bất ngờ là, đôi khi có những tính năng giờ không thể thiếu trong một chiếc card đồ họa thật ra đã xuất hiện trong các sản phẩm cách đó cả thập kỷ.


1996: 3dfx Voodoo Graphics

 

Ngày 07/10/1996, 3dfx Interactive ra mắt mẫu card đồ họa thay đổi hoàn toàn cuộc chơi gaming trên máy tính cá nhân: Voodoo Graphics. Gọi nó là nguồn cội của card đồ họa chơi game hiện đại cũng không phải ngoa ngôn. Cấu hình “siêu khủng” với chip xung nhịp 50 MHz cùng lượng RAM “siêu to khổng lồ” 4 đến 6MB cho phép Voodoo thế hệ đầu tiên chơi game ở độ phân giải 640x480, và phiên bản cao hơn cũng chỉ xử lý được hình ảnh xuất ra màn hình máy tính ở độ phân giải 800x600. Bất chấp những giới hạn khi chỉ có thể xử lý được đồ họa 2D, Voodoo Graphics vẫn thành công vô cùng, và đưa 3dfx vào con đường chinh phục thị trường đồ họa PC.

1997: Nvidia RIVA 128/NV3

 

Không lâu sau đó, một hãng sản xuất chip xử lý khi ấy còn non trẻ chưa được nhiều người biết đến, tên là Nvidia nhanh chóng cho ra mắt sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với 3dfx Voodoo. Đó chính là RIVA 128, chính thức ra mắt thị trường vào tháng 8/1997. RIVA là cụm từ viết tắt của “Real-time Interactive Video and Animation”, RIVA hơn Voodoo đời đầu ở một điểm, chỉ trong một con chip xử lý đồ họa, RIVA 128 hỗ trợ tăng tốc xử lý 2D lẫn 3D. Chiếc card đồ họa còn được gọi với cái tên NV3 này là một bất ngờ, sau khi NV1 ra mắt, cố gắng giới thiệu tính năng “quadratic texture mapping” nhưng rồi thất bại.


RIVA 128 trang bị GPU chạy ở xung nhịp 100MHz, tương tự như vậy với tốc độ của bộ nhớ 4MB SGRAM. Đây là sản phẩm đầu tiên đánh dấu sự hiện diện rõ ràng trên thị trường của Nvidia. Một điểm anh em có thể để ý thấy ngay, đó là kết cấu những con chip RAM phục vụ cung cấp dữ liệu cho chip xử lý đồ họa được thiết kế đặt gần và xung quanh con chip chính, thiết kế này đến cả RTX 3090 của năm 2020 vẫn tồn tại.


1998: 3dfx Voodoo2



Câu trả lời của 3dfx trước RIVA 128 là thế hệ thứ hai của card đồ họa Voodoo. Voodoo2, với anh em 8x và 9x, không cần nhiều lời giới thiệu dông dài. Bo mạch lắp kín mít những con chip bán dẫn, và với chip xử lý 90MHz xung nhịp chip xử lý lẫn xung bộ nhớ, và với 8 hoặc 12 MB RAM, Voodoo2 đủ sức hỗ trợ độ phân giải 1024x768. Và ở cái thời ấy, trang bị cùng lúc hai card xử lý đồ họa để tăng hiệu năng cho máy tính cũng là xu hướng đã bắt đầu tồn tại, không phải đến tận sau này với SLI hay Crossfire.


3dfx nếu cứ tiếp tục thế mạnh của họ sau khi ra mắt Voodoo2, thì có lẽ họ đã không gặp cái kết đầy đáng tiếc. Sự ra mắt của Voodoo 5 không được đón nhận như Nvidia GeForce 256, và chỉ hai năm sau khi Voodoo 5 ra mắt, 3dfx phá sản. Hầu hết tài sản thanh lý của 3dfx, anh em cũng đoán ra rồi, về tay Nvidia.


1999: Nvidia GeForce 256

Với cụm từ marketing cực kỳ thành công, đó là “GPU đầu tiên trên thế giới” khi Nvidia cho ra mắt GeForce 256, thành công về mặt doanh số và doanh thu âu cũng là điều dễ hiểu. “Thế thì chip xử lý đồ họa trong Voodoo và RIVA không gọi là GPU thì gọi là gì?” Thật ra phải đổ lỗi cho những cái đầu marketing đầy sạn ở Nvidia khi ấy, với một chiến dịch truyền thông tạo ra cụm từ viết tắt đã ăn sâu vào trí nhớ của hàng chục triệu người yêu mến phần cứng PC trên toàn thế giới. Giờ CPU và GPU giống như hai mặt của một đồng xu, là hai phần linh kiện không thể thiếu trong một chiếc máy tính cá nhân.


Và tương tự, cái tên GeForce đến giờ vẫn tồn tại, trở thành một trong hai tiêu chuẩn duy nhất cho gaming PC, bên cạnh Radeon của ATI, sau này là của AMD. Bản thân GeForce 256 cũng không phải dạng vừa, với chip GPU 120MHz, 32MB DDR ở phiên bản cao cấp, hỗ trợ đầy đủ bộ Direct3D 7, và trở thành một trong những phần ký ức khó phai của nhiều anh em gamer lão thành ở thời điểm này. Cũng phải thừa nhận, thời điểm cuối thập niên 90, đầu thập niên 2000, quá nhiều game giờ đã trở thành kinh điển, góp phần ghi dấu ấn của những phần cứng hỗ trợ xử lý những trò chơi ấy.


2006: Nvidia GeForce 8800 GTX

 

Nếu như GeForce lần đầu được xướng tên vào năm 1999, thì GTX, cụm từ mô tả những mẫu card đồ họa cao cấp nhất của Nvidia ra mắt cùng chiếc 8800 GTX, thứ được coi là hàng khủng lúc bấy giờ. Bên trong GPU G80 là 128 nhân xử lý đồ họa kiến trúc Tesla, và 768 MB GDDR3 VRAM, 8800 GTX không phải là thứ khi ấy ai muốn là cũng có thể sở hữu. Bên trong GeForce 8800 GTX là những chi tiết định hình kết cấu một chiếc card đồ họa hiện đại bây giờ.


2009: ATI Radeon HD 5970

 

Nếu một GPU không đủ để phục vụ mọi nhu cầu của người dùng, ví dụ như chơi Crysis, thì giải pháp là gì? Đơn giản, hàn hai con GPU lên một PCB rồi bán ra thị trường. Đó chính là câu trả lời của ATI vào năm 2009, đánh dấu quá trình sát nhập hoàn tất giữa ATI với AMD. Bản thân ATI cũng không phải một dân chơi thiếu số má trên thị trường GPU thế giới. Họ từng tạo ra chiếc X1900 XTX. Sau thế hệ HD 2000 và 3000 không được đón nhận nồng hậu, HD 4870 và 4850 ra mắt và nhận được nhiều đánh giá tích cực. Nhưng chỉ đến khi HD 5970 ra mắt, ATI mới thật sự tạo ra được một vụ nổ trên thị trường. Về cơ bản thì HD 5970 cũng giống hệt như một chiếc HD 5870 về mặt cấu hình, có điều trong một package card đồ họa kết nối PCIe, mọi thứ của HD 5870 đều được… nhân hai: Hai GPU, hai lần VRAM 1GB GDDR5, và hai lần băng thông bộ nhớ 256-bit.

Giải pháp một card với 2 GPU tồn tại đến tận thời kỳ AMD Radeon R9 295 X2 và cả Nvidia Titan Z. Nhưng khi sự hỗ trợ của phần mềm đối với những hệ thống đa GPU dần bó hẹp, thì giải pháp card 1 GPU lại hợp lý hơn nhiều. Và ở thời điểm hiện tại, xét tới những thay đổi trên thị trường và cộng đồng phát triển phần mềm, có thể chúng ta sẽ không bao giờ thấy một chiếc card đồ họa hàn hai con GPU trên cùng một PCB như thế này nữa.

 Bạn Có Đam Mê Với Vi Mạch hay Nhúng      -     Bạn Muốn Trau Dồi Thêm Kĩ Năng

Mong Muốn Có Thêm Cơ Hội Trong Công Việc

Và Trở Thành Một Người Có Giá Trị Hơn

Bạn Chưa Biết Phương Thức Nào Nhanh Chóng Để Đạt Được Chúng

Hãy Để Chúng Tôi Hỗ Trợ Cho Bạn. SEMICON  

 


 

Latest IC Design Articles

Related Articles

Most Read IC Design Articles

Chat Zalo