
FPGA hiện đang dần có chỗ đứng trong thị trường điện tử Việt Nam. FPGA được đưa vào chương trình học của khoa Điện tử Viễn thông, Đại học BKHN từ vài năm gần đây và thu hút được khá nhiều sinh viên.
Khác với lập trình với Vi điều khiển khi chúng ta sử dụng ngôn ngữ C hoặc ASM, khi lập trình cho FPGA chúng ta cần có một ngôn ngữ mô tả phần cứng (Hardware Description Langguage). VHDL và Verilog là 2 ngôn ngữ hay được sử dụng nhất. Dưới đây là một số tài liệu, website hữu ích khi học HDL (có rất nhiều sách viết về HDL nhưng tôi chỉ đưa ra những cuốn sách mà tôi cho là hay nhất)
1. Ebook: FPGA prototyping by Verilog examples
Link download: http://www.mediafire.com/?s4pu1v3iij715l9
Một cuốn sách nổi tiếng của Pong Chu viết về Verilog cho Spartan 3E nhưng cũng rất hữu dụng đối với người học Verilog nói chung.
Cuốn sách gồm 3 phần chính:
Phần I: Cơ bản về Verilog và cách viết sơ đồ ASMD, FSMD trước khi Coding. Chương 5 và chương 6 là hai chương quan trọng nhất, theo tôi nghĩ, trong cuốn sách này.
Phần II: Các giao thức cơ bản: UART, Keyboard, VGA. Các ví dụ của nó đều nhằm tạo ra 1 game nhỏ, game pingpong, nên rất dễ hiểu.
Phần III: Sử dụng PicoBlaze, phần này chưa đọc nên chưa có comment gì.
Bạn có thể học VHDL trong cuốn sách tương tự: FPGA prototyping by Verilog examples
2. Ebook: MIT Press – Circuit Design with VHDL
Link download: http://www.mediafire.com/?ldvzs3t4f86l0ie
Một cuốn sách bắt buộc đối với K52, K53 khi vào Phòng Lab ESRC. Sách dạy các kiến thức rất cơ bản về VHDL và phù hợp với việc tra cứu.
3. Tutorial: Thực hành Quatus II – Đại học BKHN
Link download: http://www.mediafire.com/?nyiq9ct7twt681v
Các bài lab hướng dẫn sử dụng Quatus II, phần mềm đi kèm của Altera, một hãng FPGA, có kèm hình ảnh, hướng dẫn chi tiết (Bắt buộc đối với sinh viên ĐTVT – BKHN).
Nguồn: esrc618
Mong Muốn Có Thêm Cơ Hội Trong Công Việc
Và Trở Thành Một Người Có Giá Trị Hơn
Bạn Chưa Biết Phương Thức Nào Nhanh Chóng Để Đạt Được Chúng
Hãy Để Chúng Tôi Hỗ Trợ Cho Bạn. SEMICON
Hotline: 0972.800.931 - 0938.838.404 (Mr Long)