Trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch Semicon


  • ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN ĐỂ TRUY CẬP NHIỀU TÀI LIỆU HƠN!
  • Đăng ký
    *
    *
    *
    *
    *
    Fields marked with an asterisk (*) are required.
semicon_lab.jpg

Phát triển vi mạch định hướng nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ nẳm 2012-2013

Phát triển vi mạch định hướng nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ nẳm 2012-2013

 

Theo Sở Khoa Học và Công nghệ TP. Hố Chí Minh, chương trình Phát triển vi mạch đưa ra một số định hướng nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ nẳm 2012-2013.

 

A. MỤC TIÊU

  1. Nghiên cứu và xây dựng danh mục các sản phẩm vi mạch chiến lược giai đoạn 2012 – 2015 tầm nhìn đến 2020.

  2. Phát huy vai trò của công nghệ vi mạch trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ v.v…

  3. Khai thác tiềm lực khoa học - công nghệ của toàn xã hội tạo mối liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước - các doanh nghiệp, thị trường – cơ quan nghiên cứu, đào tạo, để đẩy nhanh tốc độ phát triển nền công nghiệp vi mạch của thành phố theo cơ cấu phát triển có tính thực tiễn, hiệu quả và bền vững.
  4. Kết hợp song song việc nghiên cứu các sản phẩm ứng dụng cụ thể với công tác đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực vi mạch của thành phố.

  5. Sản phẩm của ngành vi mạch trong nước sẽ góp phần tích cực cho việc đổi mới công nghệ quốc phòng và gia tăng tính bảo mật trong an ninh quốc phòng…

B. CÁC VẤN ĐỀ VÀ LĨNH VỰC CẦN TẬP TRUNG

I. Nghiên cứu phát triển và hoàn thiện các sản phẩm vi mạch đã và đang được thành phố đầu tư triển khai

-          Thiết kế MEMS cho cảm biến quang, nhiệt độ, áp suất, sinh học, đầu dò cảm biến cantilever,…

-          Công nghệ chế tạo Sim card và thẻ EMV.

-          Nghiên cứu cấu trúc, tính chất, qui trình mặt mạ, điện cực,… công nghệ chế tạo LED.

-          LED phát xạ bước sóng khả kiến cho chiếu sáng; bước sóng hồng ngoại cho điều khiển từ xa; bước sóng cực tím (UV) cho khử trùng nước và xác định các thông số môi trường,…

-          Diode schottky cho ứng dụng xe hơi điện có điện thế đánh thủng cao, dòng rỉ thấp…

-          Diode GaN cho cảm biến áp tụ của các mạch điều khiển thiết bị điện tử.

-          Nghiên cứu, thiết kế vi mạch cho nhận dạng tiếng nói tiếng Việt, chữ viết tiếng Việt, hình ảnh, cử chỉ, chuyển động, ý nghĩ và các ứng dụng trên ASIC, FPGA, SoPC và hệ thống nhúng.

-          Nghiên cứu, thiết kế vi mạch cho các mạch số tốc độ cao, ứng dụng trong các lĩnh vực siêu cao tần.

-          Nghiên cứu, thiết kế hệ thống robot nói chuyện với con người, hướng dẫn chỉ đường dựa trên FPGA, SoPC và hệ thống nhúng.

-          Thiết kế và xây dựng thiết bị hỗ trợ người khuyết tật trong giao tiếp với xã hội, trong điều khiển dựa trên công nghệ nhận dạng tiếng nói tiếng Việt và dựa trên cấu trúc vi mạch.

-          Thiết kế vi mạch tích hợp trong tivi, giúp hiển thị chữ tiếng Việt từ những giọng nói tiếng Việt phát ra từ tivi, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm tivi nội địa.

-          Thiết kế, xây dựng hệ thống RFID và các ứng dụng.

-          Nghiên cứu thiết kế các kinh kiện đơn như transistor và các vi mạch đơn giản phục vụ công tác đào tạo.

-          Nghiên cứu thiết kế các bộ xử lý tín hiệu số (Digital Signal Processor – DSP).

 

II. Chiến lược phát triển vi mạch của thành phố giai đoạn 2012 – 2015 tầm nhìn đến 2020

-          Nghiên cứu xu thế phát triển công nghệ vi mạch trong nước và trên thế giới giai đoạn 2015 - 2020.

-          Xác định và xây dựng danh mục sản phẩm chiến lược cho nền công nghiệp vi mạch của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

-          Nghiên cứu đề xuất các chính sách bảo trợ, hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp vi mạch của thành phố như xây dựng hàng rào kỹ thuật đối với các sản phẩm vi mạch; dùng đầu tư công để xây dựng thị trường cho sản phẩm vi mạch v.v…

-          Nghiên cứu một số sản phẩm chiến lược phục vụ công tác quốc phòng an ninh.

III. Nghiên cứu các sản phẩm vi mạch mới có khả năng đón đầu công nghệ trong tương lai

-          Nghiên cứu cơ bản hướng đến các sản phẩm vi mạch theo công nghệ dưới 180nm.

-          Nghiên cứu, thiết kế vi mạch cho trí tuệ nhân tạo và các ứng dụng dựa trên trí tuệ nhân tạo trên ASIC, FPGA, SoPC và hệ thống nhúng.

-          Nghiên cứu, xây dựng và phát triển cấu trúc vi mạch tự kiểm tra các vi mạch, MEMS trên cùng wafer (BIST: Built-In Self Test) để giảm chi phí sản xuất, vận hành sản phẩm vi mạch, MEMS.

-          Thiết kế hệ thống MEMS-Điện Tử ứng dụng trong lĩnh vực y sinh như: Hệ thống chẩn đoán hình ảnh y tế; Hệ thống bệnh án điện tử; Hệ thống truyền dữ liệu từ xa trên xe cứu thương; Hệ thống hội chẩn từ xa qua mạng đa điểm; máy đo lưu huyết não; máy theo dõi thông số bệnh nhân từ xa; Máy trợ thở; Máy đo loãng xương; ...

-          Rút trích các thông số linh kiện cho chế tạo vi mạch và chip.

-          Solar cell công nghệ hữu cơ trên màng plastic.

-          Công nghệ truyền thông giữa các die trong chip 3D sử dụng  truyền thông băng siêu rộng (Ultra wide band).

-          Nghiên cứu và thiết kế chip thu phát không dây, đa kênh, băng tần UHF.

-          Linh kiện điện tử sử dụng đất hiếm.

Theo Sở khoa học & công nghệ

 

 

 

 

Latest IC Design Articles

Most Read IC Design Articles

Chat Zalo