Trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch Semicon


  • ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN ĐỂ TRUY CẬP NHIỀU TÀI LIỆU HƠN!
  • Đăng ký
    *
    *
    *
    *
    *
    Fields marked with an asterisk (*) are required.
semicon_lab.jpg

Tiêu chí mua laptop làm việc công nghệ

Một số tiêu chí áp dụng khi bạn mua laptop làm việc công nghệ (lập trình, phát triển phần mềm, phần cứng, data, quản trị hệ thống, làm việc với cơ sở dữ liệu, phát triển thiết bị IoT…)

Việc của bạn là làm gì?

Rõ ràng việc quan trọng nhất là bạn phải tự xác định được bạn đang làm việc gì. Cái này mình tin rằng anh em đã biết rõ. Ví dụ nếu bạn dev những thứ dành cho Windows mà đi mua MacBook thì nó không hợp lý lắm, trong khi bạn cần dev app iOS mà lại đi mua máy Windows thì cũng vô lý. Bản chất công việc của bạn sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới quyết định chọn laptop của bạn.

 

Nhưng một cái laptop mua xong không phải chỉ xài 1-2 năm, bạn sẽ dùng nó trong nhiều năm, thậm chí 3-4 năm sau nữa. Nếu có thể, bạn hãy suy nghĩ xem sắp tới mình có chuyển hướng, có rẽ sang mảng khác hay không để lựa một cái máy vừa đủ linh hoạt. Ví dụ mua máy Win mà sau này cần làm những thứ về mobile app thì lại mất công đổi máy, hoặc phải tìm nhiều cách hơi cực để công việc nó chạy trong khi thời gian đó bạn dành để kiếm tiền thì ngon hơn.

 

Windows vs Mac vs Linux

Như mình, mình chọn MacBook Pro 16" vì nó đủ độ linh hoạt. Muốn chạy Win cũng được, muốn chạy Mac cũng ok, Linux cũng chơi luôn. Công việc của mình trong 5 năm trở lại đây thì hoàn toàn không cần Windows nữa nên mình cũng chẳng cài, nhưng lỡ khi cần thì có thể cài và chạy Win lên trong chỉ chục phút.

Còn nếu bạn đã xác định chính xác mình sẽ làm công việc về Win, hoặc những thứ mà Win có thể chạy được ngon thì bạn cứ mạnh dạn mua máy Win. Có những việc bắt buộc bạn phải dùng Win mới xong việc, chẳng hạn nếu công ty bạn chọn Power BI làm giải pháp dashboard thì chắc chắn chỉ có Win mới giúp được bạn thôi.

Có một hệ điều hành mà anh em thường không để ý, đó là Linux. Quanh mình nhiều anh em dùng Linux lắm, cụ thể là Ubuntu, vì nó tiện cho mấy công việc lập trình sử dụng các công cụ, công nghệ nguồn mở. Thậm chí dev app Android cũng ngon luôn. Mấy anh em làm data quanh mình cũng dùng Linux là chủ yếu. Thời gian thiết lập môi trường để làm cực ngắn, và có những cái chỉ chạy cho Linux thôi, macOS hoặc Win không dùng được thì anh em này có lợi thế.


Khi muốn dùng Linux, anh em nhớ tham khảo xem model laptop mà anh em tính mua có hỗ trợ đầy đủ driver và chức năng cho Linux không nhé.

Vài lời khuyên về cấu hình

Không nhất thiết phải là một cấu hình quá mạnh mẽ mới làm việc về công nghệ được, kể cả khi bạn làm những việc về phân tích, tổng hợp dữ liệu. Một cái MacBook Pro 2012, 2015 tới giờ vẫn làm được tất cả những việc trên trời dưới đất trong mảng công nghệ vẫn còn được nhiều người trong công ty mình sử dụng, nên anh em developer và tech nói chung đừng quá căng thẳng về đoạn này.

Tất nhiên, mình vẫn luôn khuyên anh em mua cấu hình mạnh nhất trong tầm ngân sách mà anh em đặt ra, không cần quá tiết kiệm vì máy này bạn còn sử dụng trong thời gian dài cơ mà. Mình hiếm thấy anh em dev xài Core i3, mình thì đó giờ xài toàn Core i7 thôi. Nhưng không ít người Core i5 xung quanh mình vẫn kiếm tiền, làm việc thoải mái, thậm chí chip dòng U cũng không vấn đề gì, vẫn chạy một loạt docker container cùng lúc ầm ầm, vẫn có thể xử lý data trăm nghìn dòng thoải mái, vẫn có thể làm ra những hệ thống ngon lành tạo trị giá nhiều triệu đô la.

Cái quan trọng theo mình là anh em dev nên mua máy tầm 16GB RAM cho an toàn. 8GB hơi ít, sợ nhiều lúc chạy nặng thì nó hơi chậm, và đặc biệt là khi anh em làm nhiều việc cùng lúc. Thường thì chúng ta đâu chỉ mở máy ra để code, để làm kĩ thuật. Chúng ta còn mở nhạc, mở YouTube nghe, rồi lâu mở mở Facebook lên chơi, chưa kể hàng đống tab được mở cùng lúc để google lỗi, google cách làm. Đây là lúc mà RAM 16GB sẽ phát huy tác dụng.

Nói cho ngay thì con Mac Mini 2018 của mình vẫn chạy khỏe với chip Core i5 và RAM 8GB đây, mình vẫn có thể làm việc bình thường. Nhưng lắm lúc chạy nhiều container cùng lúc thì nó bắt đầu chậm đi, nhất là khi xuất hình ảnh ra màn hình 4K nữa.

SSD, vâng, SSD là cái chắc chắn phải có. Nếu anh em không đủ khả năng về chi phí thì thôi không sao, HDD dùng tạm, nhưng bạn vẫn nên nhắm đến các dòng máy laptop có SSD vì tốc độ nhanh hơn rất nhiều, mở máy cũng nhanh hơn, mở app cũng nhanh hơn, copy dữ liệu nhanh hơn, làm gì cũng nhanh hơn cả. Dung lượng của SSD từ 128GB trở lên là ổn, và mức an toàn theo mình là từ 256GB trở lên.

 

Có nên mua máy chơi game để làm việc tech?

Mình thấy câu hỏi này khá nhiều nơi, từ Tinh tế, Youtube cho tới Facebook, và câu trả lời là hoàn toàn được, không vấn đề gì. Ngoài nhu cầu làm việc, thỉnh thoảng bạn cũng có nhu cầu chơi game mà, thì cứ. mua thôi. Trong team mình thậm chí còn có 2 anh em mua dòng Lenovo Legion về cài Linux vô để dev, và chạy Win khi cần chơi game đây.

Máy tính chơi game có cấu hình mạnh, và thường là dư sức để làm tất cả mọi việc về data, tech, kĩ thuật nói chung nên bạn không cần phải suy nghĩ nhiều quá. Có điều máy thường sẽ dày hơn, nặng hơn và pin kém hơn so với các máy Ultrabook. Nhưng nếu đây không phải là vấn đề với bạn thì gaming laptop là lựa chọn tốt cho cả làm việc và giải trí.

 Bạn Có Đam Mê Với Vi Mạch hay Nhúng      -     Bạn Muốn Trau Dồi Thêm Kĩ Năng

Mong Muốn Có Thêm Cơ Hội Trong Công Việc

Và Trở Thành Một Người Có Giá Trị Hơn

Bạn Chưa Biết Phương Thức Nào Nhanh Chóng Để Đạt Được Chúng

Hãy Để Chúng Tôi Hỗ Trợ Cho Bạn. SEMICON  

 

 

Latest IC Design Articles

Related Articles

Most Read IC Design Articles

Chat Zalo