Trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch Semicon


  • ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN ĐỂ TRUY CẬP NHIỀU TÀI LIỆU HƠN!
  • Đăng ký
    *
    *
    *
    *
    *
    Fields marked with an asterisk (*) are required.
semicon_lab.jpg

Facebook đang tìm cách đọc sóng não của bạn

Gã khổng lồ mạng xã hội đang nghiên cứu một mẫu vòng đeo tay thần kinh mới có thể đọc tín hiệu điện từ gửi đến tay bạn và gửi chúng đến một giao diện thực tại tăng cường.

Về cơ bản, thiết bị này là một chiếc vòng tay cho phép bạn gõ mà không cần bàn phím (thậm chí là không cần cử động ngón tay nữa!) hoặc điều khiển một vài tính năng trên cặp kính AR sắp được ra mắt của hãng.

Phải chăng điều đó có nghĩa là, sau bao nhiêu năm trời thu thập dữ liệu về hoạt động mua sắm của bạn, Facebook cuối cùng đã chuyển sang một giai đoạn mới: bắt đầu đọc tâm trí của người dùng?

"Tôi không biết nói sao cho rõ: thứ này không thể đọc não của bạn được đâu" - Andrew "Boz" Bosworth, Phó chủ tịch Facebook Reality Labs, nhóm phụ trách AR và VR (và Portal) của gã khổng lồ mạng xã hội, nói.

 

Ông so sánh thiết bị đeo tay này với một kiểu bàn phím máy tính: bàn phím rõ ràng không đọc suy nghĩ của bạn, mà nó biến thao tác nhập liệu của bạn thành các biểu đạt.

Vào năm 2019, Facebook đã thâu tom CTRL-labs, một startup giao diện thần kinh vốn đang nghiên cứu loại thiết bị wearable như vậy từ nhiều năm qua. Thiết bị wearable cổ tay mà chúng ta đang đề cập trong bài viết có tiềm năng giúp hoàn thiện cặp kính thực tại tăng cường và các công nghệ VR khác mà Facebook đang phát triển. 

Facebook hiện đang nghiên cứu kính AR, và trong một bài phát biểu trước báo chí hồi tuần qua, hãng đã tiết lộ một vài ví dụ cho thấy cách thiết bị đeo cổ tay kia có thể tương tác với kính. Ví dụ, nó sẽ đóng vai trò một trợ lý ảo trong quá trình nấu ăn: khi bạn sử dụng một công thức, kính AR sẽ hiển thị một menu với tuỳ chọn "yes/no" để đặt giờ. Bạn có thể thực hiện thao tác bóp ngón tay - mà theo cách gọi của Facebook là một "cú click thông minh" - để bắt đầu đặt giờ hoặc làm các câu lệnh khác.

Những ví dụ Facebook đã đưa ra đều khá quen thuộc với bất kỳ ai đã và đang sử dụng một trợ lý giọng nói hoặc smartwatch - những thứ như bắt đầu chơi một playlist nhạc hay đặt một đơn hàng online tại một quán cà-phê. Nhưng thay vì phải nhọc công mở ứng dụng trên điện thoại hay hét lên "hey Siri", bạn chỉ cần lắc thật nhẹ ngón trỏ mà thôi!

Nhưng đặt cà-phê nhanh hơn là một chuyện, công nghệ mới của Facebook có tiềm năng ứng dụng to lớn và mang ý nghĩa lớn hơn nhiều: đối với những người gặp khó khăn trong việc di chuyển hay sử dụng các giác quan, nó sẽ là một công cụ hỗ trợ đắc lực.

Facebook đưa ra một ví dụ khác, trong đó một người sinh ra đã khuyết vài ngón trên một bàn tay, và người này sử dụng thiết bị để di chuyển một mô hình 3D máy tính của một bàn tay hoàn chỉnh đang cử động và nắm bắt. Tuy nhiên, cần nói rõ rằng thần kinh giả (hay giao diện não) dành cho những người bị khuyết tật tay chân hoặc có khả năng di chuyển hạn chế đã xuất hiện từ lâu, được tạo ra bởi các nhà nghiên cứu chuyên để sử dụng trong y tế.

Một ứng dụng khác thú vị hơn nữa của công nghệ này là thay thế bàn phím thực để gõ - chấm dứt hoàn toàn rủi ro gõ sai khi vô tình chạm vào một phím bấm nào đó.

Hiển nhiên, những lỗi lầm Facebook từng gây ra trong quá khứ đã mang lại những lý do khiến không ít người dùng nghi hoặc về một thiết bị như trên. Nếu bạn đang đọc bài viết này và nghĩ "tuyệt thật", nhưng rồi chợt nhớ Apple cũng đang phát triển một sản phẩm tương tự và bạn hét lên "whoa!", bạn không hề đơn độc đâu.

Hồi tháng 2, trang BuzzFeed News từng đưa tin Bosworth đã có một buổi nói chuyện trong cuộc họp toàn công ty về khả năng tích hợp công nghệ nhận dạng khuôn mặt vào kính AR và những vấn đề về mặt pháp lý có thể gặp phải nếu làm vậy.

"Tôi không muốn là người quyết định cách xã hội nhìn nhận nhận dạng khuôn mặt" - Bosworth nói. "Tôi muốn xã hội phải có một cuộc thảo luận thật sôi nổi và đưa ra kết luận dựa trên những chuẩn mực xã hội được chấp nhận, rồi tôi sẽ làm theo đó"

Bosworth lường trước được vấn đề về niềm tin. "Công chúng vẫn nói về những điều đó. Xây dựng niềm tin không phải là thứ khó nhất thế giới. Việc đó cần thời gian. Bạn phải đặt ra những kỳ vọng và đảm bảo luôn đáp ứng được những kỳ vọng đó. Niềm tin đến chậm nhưng đi thì rất nhanh"

Tham khảo: BuzzFeedNews

   Bạn Có Đam Mê Với Vi Mạch hay Nhúng      -     Bạn Muốn Trau Dồi Thêm Kĩ Năng

Mong Muốn Có Thêm Cơ Hội Trong Công Việc

Và Trở Thành Một Người Có Giá Trị Hơn

Bạn Chưa Biết Phương Thức Nào Nhanh Chóng Để Đạt Được Chúng

Hãy Để Chúng Tôi Hỗ Trợ Cho Bạn. SEMICON  

 

 
 

Latest IC Design Articles

Related Articles

Most Read IC Design Articles

Chat Zalo